Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tỷ phú từ nghề nhặt lá bương

PV - 09:27, 08/05/2018

An Phú là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Mỹ Đức (Hà Nội). 70% dân số của xã là đồng bào dân tộc Mường, sinh sống từ nghề trồng lúa, chăn nuôi.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã giàu lên trông thấy nhờ vào việc nhặt lá bương (thuộc loài tre) xuất khẩu.

Người khởi xướng cho nghề nhặt lá bương ở An Phú là chị Đặng Thị Triệu, thôn Đồng Chiêm. Chị Triệu tâm sự, quê chị vốn là một vùng đất nghèo, nhìn quanh chỉ thấy đá là đá. Gia đình chị chỉ trông vào gần mẫu ruộng, năm được năm mất. Có muốn làm nghề phụ cũng chỉ là chăn nuôi thêm vài con gia cầm cải thiện cuộc sống.

Nhiều hộ dân ở xã An Phú có việc làm, thu nhập từ nhặt lá bương. Nhiều hộ dân ở xã An Phú có việc làm, thu nhập từ nhặt lá bương.

 

Năm 1992, cơ duyên giúp chị đổi đời là khi ấy, chị Triệu đang làm đồng, thì có một thương lái tới hỏi khu này có ai bán lá tre to không. Chị thấy lạ nên hỏi tường tận khách mua, và những yêu cầu của khách về loại lá này. Nhận thấy công việc này rất dễ làm và có thể có thu nhập cao, chị Triệu đã nhận lời đáp ứng với khách mua.

Kể từ hôm đó, chị Triệu đã lặn lội đi khắp vùng, thậm chí sang tận huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình để nhặt tích trữ hàng đống to loại lá này. Sau khi xử lý cơ bản, cuối năm 1992, chị đã xuất mẻ lá bương khô đầu tiên, và thắng lớn với giá 14 nghìn đồng/1kg (thời điểm đó giá vàng chưa đến 400 ngàn đồng/chỉ). Chị Triệu cho biết, số lá được khách mua đóng gói xuất khẩu sang Đài Loan dùng gói bánh cổ truyền rất được ưa chuộng.

Theo đó, chỉ sau một năm làm nghề, chị Triệu đã trở thành một trong những người có kinh tế khá giả nhất làng. Căn nhà cấp bốn của chị được phá bỏ, thay vào đó là căn nhà tầng khang trang với nhiều đồ đạc hiện đại.

Cuộc sống khấm khá, chị Triệu nhận thấy nhu cầu đầu ra vẫn cần nhiều, trong khi ở thôn nhiều chị em không có việc làm, chị đã làm đơn vay Hội Phụ nữ xã 500 nghìn đồng (trị giá hơn một chỉ vàng hồi đó) đầu tư mở xưởng sản xuất. Chị đứng ra thu mua lá bương cho các hộ dân trong thôn; đồng thời thuê 20 lao động là người địa phương làm việc trong xưởng. Công việc của các lao động chỉ đếm lá tre phơi khô rồi phân loại đóng bao, với mức lương từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, không những bà con trong thôn và còn rất nhiều hộ dân ở các thôn khác trong xã cũng được chị Triệu nhận thu mua lá bương. Trung bình mỗi ngày, chị thu mua đến vài tấn lá bương tươi. Nhờ nghề đi nhặt lá bương mà nhiều hộ ở địa phương đã thoát nghèo.

Chị Triệu cho hay, mỗi tháng chị xuất khẩu sang Đài Loan 30 tấn lá bương khô. Tháng cao điểm lên tới gần 100 tấn. Khách hàng không hạn chế số lượng lá, miễn sao lá phải đẹp, không bị rách và phải có mùi thơm đặc trưng. Hiện nay, giá thu mua lá bương khô là 30 nghìn đồng/kg; lá bương tươi là 7 nghìn đồng/kg. Lá bương được chia làm hai loại. Loại một dài 45cm, ngang 10cm; loại hai dài 40cm, ngang 8cm. Lá thành phẩm yêu cầu phải lành lặn, chỉ rách một tí là coi như hỏng.

Để nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2010, chị Triệu còn bỏ ra một số tiền lớn thuê chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn cho bà con cách hái lá bương đảm bảo, kể cả cách phơi sấy và đóng hàng. Nhờ vậy, các hộ đã có kinh nghiệm hơn trong công việc, qua đó giá bán lá bương cũng được cao hơn.

Hiện nay, chị Triệu cho xây một lò sấy công suất lớn. Công nhân trong xưởng của chị Triệu đều khá thành thục trong cách sao sấy lá.

Khi lá bương tươi được thu mua về, lá được phân loại rõ ràng. Sau đó, cứ 5 lá một được kẹp với nhau giữa hai thanh nứa để treo vào lò. Làm như vậy, khi lá khô sẽ không bị quăn, lại có mùi thơm đặc trưng.

Chị Triệu tiết lộ, trừ chi phí nhân công và tiền thu mua nguyên liệu, mỗi năm chị thu lãi từ 2-3 tỷ đồng. Vì mặt hàng này không bao giờ ế, để lâu cũng không bị hỏng nên việc xuất khẩu rất đảm bảo. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu tự nhiên nên không quá khan hiếm. Hiện, chị đang tìm thêm đầu mối tiêu thụ để có thể mở rộng cơ sở giúp thêm các hộ dân có thêm việc làm, tăng thu nhập.

HIẾU ANH - TRẦN HÒA

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.