Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trưởng bản Hà Văn Phước và đổi thay ở Piêng Cu 2

PV - 17:43, 08/06/2018

Trở lại Piêng Cu 2, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) lần này, những hình ảnh đầy sức sống mà chúng tôi gặp đầu tiên về vùng đất này, là những ruộng mía, nương ngô, những ngôi nhà sàn kiên cố nằm sát bên con đường bê tông phẳng lì uốn lượn…

Nhấp chén trà nóng, ông Hà Văn Phước, Trưởng bản, Người có uy tín của bản Piêng Cu 2 kể rằng: Cuộc sống của bà con dân bản Piêng Cu 2 cũng nhiều thăng trầm lắm. Năm 2011 trở về trước, đa số đồng bào Thái ở đây sống trong khu lòng hồ Thủy điện Hủa Na thuộc xã Đồng Văn. Dù cách xa Trung tâm nhưng bà con có nhiều đất sản xuất để đảm bảo cuộc sống. Sau năm 2011, để nhường đất cho Nhà máy Thủy điện Hủa Na, Nhà nước đã thành lập khu tái định cư cho người dân ở Piêng Cu hôm nay.

Ông Hà Văn Phước bên máy xát gạo của gia đình để phục vụ nhân dân. Ông Hà Văn Phước bên máy xát gạo của gia đình để phục vụ nhân dân.

“Thời gian đầu khi vận động bà con di cư về khu mới rất gian nan. Thế nhưng, khi người dân chuyển về ở khu tái định cư rồi, lại gặp cái khó lớn hơn là, làm thế nào để bà con ổn định cuộc sống. Ngày ấy, lợi dụng người dân có tiền đền bù, một số đối tượng xấu đã đến tận bản để dụ dỗ, lôi kéo bà con dính vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc…”, ông Phước chia sẻ.

Trước thực tế này, ngoài việc tuyên truyền, với cương vị là Trưởng bản ông đề nghị thành lập tổ tự quản và soạn ra hương ước để mọi người dân bản làm theo. Vận động các gia đình đầu tư chăn nuôi hoặc gửi tiết kiệm ở Ngân hàng để được an toàn. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức đoàn thể hướng dẫn bà con những mô hình kinh tế phù hợp để ổn định cuộc sống lâu dài.

Để dân làm theo, gia đình ông đi đầu trong phát triển kinh tế vườn đồi. Cùng với trồng ngô, sắn và mía gia đình ông còn chăn nuôi trâu, bò, lợn… mỗi năm đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng. “Thấy mô hình của gia đình tôi có hiệu quả, nhiều hộ trong bản đã đến học hỏi. Được hướng dẫn cụ thể nên các hộ đều chí thú làm ăn, đã có thêm 7 hộ thoát nghèo đưa số hộ thoát nghèo lên 32/65 hộ…” , ông Phước thông tin.

Bên cạnh đó, ông Hà Văn Phước còn tham mưu, phối hợp với chính quyền xã, Ban Quan lý dự án Thủy điện Hủa Na vận động bà con đầu tư hàng trăm ngày công làm đường giao thông và công trình nước sinh hoạt phục vụ dân bản, thành lập tổ tự quản bảo vệ và duy tu công trình nước để đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân; đặc biệt là trong mùa khô hạn hằng năm.

Hiện nay ở Piêng Cu 2, tiêu chí giao thông đã đạt chuẩn để về đích xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã luôn ghi nhận đóng góp của ông Hà Văn Phước cho địa phương và tin rằng với sự cống hiến của ông bản Piêng Cu 2 sẽ không ngừng phát triển cuộc sống người dân sẽ có nhiều đổi thay.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.