Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Triển vọng từ cây cao su trên vùng đất Tây Bắc

PV - 15:44, 03/04/2018

Sau 10 năm cây cao su bén rễ, xanh cây trên mảnh đất Tây Bắc, đến nay, nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Hàng chục nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập từ những tấn mủ đầu tiên. Hy vọng về một cuộc sống ấm no hơn từ những cánh rừng cao su đang lan tỏa ở nhiều bản làng Tây Bắc.

Men theo những con đường đất chạy dọc các lô trồng cao su ở nông trường Châu Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, trong không khí se lạnh của buổi sớm mai, chúng tôi nghe vẳng từ xa tiếng cười tiếng nói của các công nhân đang cạo mủ cao su vẳng lại. Đến lô cây cao su đang cho khai thác mủ của đội cao su Liệp Muội, chúng tôi không chỉ choáng ngợp bởi hàng nghìn cây cao su đang vươn tán, hiên ngang, ngạo nghễ trên những sườn đồi, mà còn thấy thực sự háo hức và phấn khích trước cảnh hàng trăm công nhân đang miệt mài quanh những gốc cây cao su.

Mô hình nuôi ong dưới tán cao su đang được triển khai tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La. Mô hình nuôi ong dưới tán cao su đang được triển khai tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La.

 

Chị Lò Thị Nết, Giám đốc Nông trường cao su Châu Quỳnh cho biết, Nông trường có 1.000ha cao su thì nay đã đưa vào khai thác 317ha. Trong năm vừa qua, gần 300 công nhân của nông trường đều có việc làm ổn định từ khai thác mủ và chăm sóc vườn cây. Vườn cây cao su của nông trường luôn dẫn đầu toàn Công ty về năng suất mủ. Năm 2017, nông trường khai thác được 450 tấn mủ đông. Mỗi cây cao su cho khai thác trung bình 1,3 đến 1,4 lạng mủ.

“Sáng nào cũng vậy, hàng trăm công nhân của nông trường thức dậy và có mặt rất sớm trên các vườn cây cao su để khai thác mủ. Người có tay nghề giỏi hướng dẫn người có tay nghề yếu hơn. Dự kiến năm 2018 tới đây, Nông trường sẽ đưa tiếp hơn 80ha cao su nữa vào khai thác, nâng số diện tích đã cho khai thác lên 400ha, đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân”, Chị Nết cho biết thêm.

Vừa nhanh tay cạo mủ, vừa vui vẻ trò chuyện, anh Lò Văn Thông ở đội cao su Liệp Muội cho biết: Sau thời điểm cao su khép tán, công việc ít và thu nhập thấp khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả của chương trình phát triển cao su trên Tây Bắc, nhưng từ năm 2016, khi những gốc cao su đầu tiên đến tuổi thu hoạch, anh Thông cùng 600 công nhân khác trong đội lúc nào cũng có việc đều và thu nhập khá ổn định. Mấy tháng gần đây, thu nhập của anh tháng nào cũng đạt từ 4 triệu đến 4,8 triệu đồng.

Thời điểm cây cao su khép tán là quãng thời gian nhiều công nhân có thu nhập thấp do số ngày công ít. Tính trước được điều này, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã hỗ trợ những gia đình công nhân khó khăn vay vốn 5,4 triệu đồng không tính lãi để nuôi bò nhốt chuồng và trồng cỏ dưới tán cao su. Nhờ vậy, hơn 1.200 công nhân ở các đội cao su trong toàn tỉnh đã có thu nhập khá.

Đến thăm gia đình anh Lù Văn Khởi ở Nông trường cao su Châu Quỳnh, chúng tôi chứng kiến anh cùng vợ đang cắt cỏ, chăm sóc đàn bò 6 con, con nào con nấy béo mượt trong chuồng. Anh cho biết, từ năm 2009, anh được Công ty cho vay vốn 5,4 triệu đồng mua bò. Sau 8 năm, đàn bò đã sinh sôi gần 10 con, gia đình năm nào cũng có bò để bán cho bà con trong vùng.

Anh Khởi vui vẻ cho biết: “Trước kia chưa trồng cao su, gia đình trồng ngô trồng sắn, thu nhập bấp bênh. Hiện 2 vợ chồng tôi nhận khai thác 1.000 cây, thu nhập tháng cao nhất tầm 6 triệu đồng. Với mức lương hiện tại cùng với nuôi bò cũng giúp gia đình ổn định kinh tế và nuôi con ăn học”.

Không chỉ có thu nhập ổn định từ khai thác mủ cao su, nhiều công nhân ở các đội cao su đã có thêm thu nhập từ nghề nuôi ong dưới tán cao su. Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cũng đã có đơn đặt hàng đầu tiên từ Hàn Quốc đối với sản phẩm mật ong cao su.

Anh Lò Văn Điệp, đội cao su Pú Bâu-Nông trường cao su Châu Quỳnh đang đến đội cao su Phiêng Tìn Ít Ong để học kỹ thuật nuôi ong vui vẻ nói: “Tôi được Nông trường cử đến đây học kỹ thuật nuôi ong dưới tán cao su. Vừa làm, vừa quan sát, vừa học hỏi, tôi thấy nuôi ong không quá khó, mà lại giúp anh em công nhân vừa có việc làm, vừa có thu nhập ngay dưới tán rừng cao su của mình. Trong 1 tuần ở đây, tôi đã quay mật 140 đàn ong, thu 6 tạ mật, thực tế rất hiệu quả.”…

Tại tỉnh Sơn La, trong số 6.000ha cao su đến nay đã có gần 1.000ha cho khai thác mủ. Năm 2016, diện tích 150ha cao sủ đầu tiên cho thu hoạch được 300 tấn mủ đông, vượt 170% kế hoạch tập đoàn cao su giao, nhưng sang năm 2017, số diện tích cho khai thác đã tăng 914ha, sản lượng mủ đã đạt 1.500 tấn mủ đông, vượt 37,5% kế hoạch giao.

Ông Nguyễn Bá Quý, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cho biết: “Hiện nay được sự chấp thuận của tập đoàn và tỉnh Sơn La, hiện Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, công suất 9.000 tấn/năm. Tháng 6/2018, nhà máy hoạt động và đưa vào sản xuất. Với năng suất và chất lượng như vậy, chúng tôi tin rằng thời gian tới khi vườn cây đưa vào khai thác nhiều thì công ăn việc làm sẽ nhiều hơn và đời sống công nhân sẽ tốt hơn”.

Cũng theo dự kiến, trong năm 2018, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La sẽ đưa vào khai thác mủ 2.600ha cao su, tạo thêm việc làm ổn định cho khoảng 1.500 lao động, đảm bảo thu nhập cho 100% người công nhân trồng cao su, nhân thêm những niềm hy vọng về loại cây công nghiệp đa mục tiêu trên mảnh đất Tây

NGUYỄN THÚY HÀ

Tin cùng chuyên mục
Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Gốm Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận mang đặc trưng bởi nhiều nét riêng, từ cách làm cho đến cách nung để có những sản phẩm độc đáo nhất. Do vậy, làng nghề gốm ở Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng bởi những sản phẩm chất lượng, mà còn là điểm đến trải nghiệm ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước.