Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh: Kênh Nước Đen đã hết đen sau gần 2 năm cải tạo

Lê Vũ - Minh Hồ - 20:33, 04/04/2022

Sau gần 2 năm nâng cấp, cải tạo, dòng kênh từng là điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh đã hồi sinh, góp phần thay đổi bộ mặt, cảnh quan và môi trường dọc hai bờ.

Khu vực kênh Nước Đen nhiều năm qua là “điểm đen” báo động về ô nhiễm môi trường
Khu vực kênh Nước Đen nhiều năm qua là “điểm đen” báo động về ô nhiễm môi trường

Kênh Nước Đen chảy qua khu vực phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) đến khu vực cầu Tham Lương (quận 12) từ nhiều năm qua là “điểm đen” báo động về ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe của người dân, cũng như mỹ quan đô thị TP. Hồ Chí Minh

Dự án nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (đoạn từ cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương) được khởi công quý I/2020, với tổng vốn đầu tư 629 tỷ đồng. Công trình thực hiện trên chiều dài 1,4 km, rộng 40 m tính cả mặt đường, vỉa hè và lòng kênh. Việc Dự án chính thức “cán đích” giúp việc đi lại được thông thoáng hơn và cải thiện môi trường cho khu vực.

Sau khi cải tạo, lòng kênh được nạo vét, hai bên bờ được kè lại chắc chắn, lắp lan can cao hơn 1,5 m và làm vỉa hè rộng gần 1 mét cho người đi bộ
Sau khi cải tạo, lòng kênh được nạo vét, hai bên bờ được kè lại chắc chắn, lắp lan can cao hơn 1,5 m và làm vỉa hè rộng gần 1 mét cho người đi bộ

Sau khi cải tạo, lòng kênh được nạo vét, hai bên bờ được kè lại chắc chắn, lắp lan can cao hơn 1,5 m và làm vỉa hè rộng gần 1 m cho người đi bộ. Lòng đường hai bờ kênh thông thoáng hơn sau khi mở rộng, thảm nhựa cho 2 làn xe chạy, lắp hệ thống chiếu sáng, trồng cây xanh, lát vỉa hè...

Ngoài việc cải tạo dọc đôi bờ kênh sạch sẽ, thông thoáng, phía Ban Quản lý dự án còn chỉnh trang lại công viên ven kênh tạo cảnh quan xanh, lắp các tiện ích để người dân tập thể dục, thưởng ngoạn…

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.