Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng Bí thư làm việc tại Bộ Công Thương

PV - 16:37, 11/07/2018

Sáng 11/7, tại Hà Hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ Công Thương.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Tham dự cuộc làm việc có Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các đồng chí lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo về kết quả hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, phương hướng triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và những năm tiếp theo do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trình bày khẳng định, trong những năm qua, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho ngành công thương, đóng góp tích cực vào kết quả chung phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.

Các mặt công tác Đảng cũng đã được thực hiện với tinh thần đổi mới, sáng tạo, bám sát nội dung và yêu cầu được nêu trong các Nghị quyết của BCH Trung ương, cũng như sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ.

Về sản xuất công nghiệp, mặc dù ngành khai khoáng có mức giảm khá sâu theo định hướng tái cơ cấu chung của ngành nhưng với sự tăng trưởng mạnh của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã “bù đắp” được những thiếu hụt, giúp chỉ số sản xuất công nghiệp nói chung đạt mức tăng trưởng khả quan (năm 2016 tăng 7,4%, 2017 tăng 9,4%, vượt xa chỉ tiêu đề ra từ 7,1-8%).

6 tháng đầu năm 2018, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng với 10,5%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (7%). Trong đó, ngành chế biến chế tạo tiếp tục tăng 12,7%. Nhiều sản phẩm công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao như các ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm (32,7%), ti vi (30,5%), sắt thép thô (31,6%), thép cán (17,5%), sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (14,4%)...

Ngành thương mại đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng như bảo đảm cân đối cung cầu thiết yếu và hàng tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng cao (10,9%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao và tạo ra được thặng dư thương mại, xuất siêu 6 tháng năm 2018 đạt 2,71 tỷ USD. Năm 2017, lần đầu tiên xuất khẩu nước ta vượt mốc 200 tỷ USD với mức tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016, đã có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Cùng với đó, công tác quản lý thị trường được tổ chức triển khai bài bản và hiệu quả hơn; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái… đạt được những kết quả tích cực; công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện ngày càng hiệu quả.

Ngành công thương cũng thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đóng góp tích cực cho phát triển thị trường nội địa.

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, góp phần vào thành công nổi bật của Việt Nam trong tổ chức các sự kiện tại Hội nghị APEC 2017 với tư cách là nước chủ nhà.

Việc tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ tập trung xử lý và đạt được những kết quả cụ thể, bước đầu xử lý có hiệu quả các dự án yếu kém, thua lỗ, gây bức xúc trong dư luận.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tiên phong trong việc cắt giảm đầu mối thuộc Bộ để bảo đảm bộ máy gọn, nhẹ và hoạt động có hiệu quả; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; chủ động nghiên cứu, đề xuất cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ để gỡ bỏ những rào cản không phù hợp, thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh các kết quả đạt được, ngành công thương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số chiến lược, quy hoạch trong ngành vẫn còn chậm bổ sung, sửa đổi bảo đảm tính khoa học, phù hợp với bối cảnh mới của đất nước và gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Định hướng chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp theo hướng giảm phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh không bền vững vẫn chưa được chỉ đạo triển khai rõ nét. Tính chủ động trong nghiên cứu và triển khai thực hiện phát triển công nghiệp theo hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vẫn còn hạn chế.

Trong các lĩnh vực sản xuất, công tác thị trường và dự báo cung cầu còn yếu, thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả, chưa gây dựng được những hạt nhân dẫn dắt và cơ chế liên kết sản xuất với thị trường để giảm rủi ro.

Các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến vẫn chậm phát triển. Sản xuất và xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Quản lý thị trường trong nước và thương mại biên giới tuy có những tiến bộ song vẫn còn nhiều mặt bất cập. Buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm chưa được khắc phục triệt để.

Sau báo cáo của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, các đại biểu sẽ phát biểu thảo luận. Cuối phiên thảo luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu kết luận.

Theo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.