Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình trạng tảo hôn ở Lào Cai: Những con số đáng quan ngại

PV - 13:48, 02/08/2018

Vừa qua, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai-Thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, vấn đề tảo hôn trên địa bàn vẫn còn “ăn sâu” trong nếp nghĩ, lối sống của đồng bào.

tảo hôn ở Lào Cai Cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao nhận thức về tác hại của tảo hôn.

Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu tại 19 xã của các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa và Bát Xát đã thu thập được thông tin của 136 cặp nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng. Trong đó: có 80/136 trường hợp nữ có độ tuổi từ 12-17 tuổi. 56 trường hợp nam có độ tuổi từ 15-19 tuổi. Địa phương để tình trạng này xảy ra nhiều là xã La Pán Tẩn, Dìn Chin (huyện Mường Khương); xã Bản Già, Tả Van Chư và Bảo Nhai (huyện Bắc Hà). Hầu hết các em nữ mới chỉ ở độ tuổi 15-16 đã được gả về nhà chồng, sinh con được 1-2 tuổi mới đủ tuổi ra UBND xã đăng ký kết hôn. Theo báo cáo của các địa phương, từ 2015 đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có gần 1.900 trường hợp tảo hôn.

Nguyên nhân của việc gia tăng tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trước hết, đó là do xuất phát từ suy nghĩ, thói quen của đồng bào DTTS. Đối với họ, việc bỏ tiền ra cưới vợ cho con cũng đồng nghĩa với việc trong nhà sẽ có thêm người làm, có thêm người cáng đáng việc gia đình. Do đó, việc cưới con dâu về nhà được diễn ra càng sớm lại càng tốt.

Mặt khác, do phong tục còn nhiều lạc hậu, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS chưa cao. Điều này đồng nghĩa với sự hiểu biết và chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, đối với một số gia đình, dù không muốn con mình đang ở độ tuổi học sinh mà đã sớm phải lo chuyện gia đình, nhưng vì con đã lỡ mang thai nên không còn cách nào khác là buộc phải tổ chức đám cưới, sinh con xong khi nào đủ tuổi thì đăng ký kết hôn.

Trước thực trạng nạn tảo hôn có xu hướng ngày một phát triển, Lào Cai đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát phấn đấu giảm từ 70-80%/năm số người tảo hôn, các huyện còn lại giảm từ 85-90%/năm và không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Đến năm 2025, căn bản chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Để thực hiện được mục tiêu đó, các địa phương cần tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo từ cấp ủy đảng, chính quyền đến các đoàn thể, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết cũng như làm rõ những hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây ra.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên, cộng tác viên dân số ở cơ sở...; Đồng thời, xây dựng một chế tài đủ mạnh để răn đe các trường hợp vi phạm, nêu gương cho cộng đồng. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm, thiếu gương mẫu trong việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

TÂN XUÂN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.