Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thuế nhập khẩu về 0%: Cơ hội trong thách thức cho nông sản Việt Nam

PV - 19:27, 30/01/2018

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2018 có tới 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA) tác động tới thuế nhập khẩu các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng vào Việt Nam, tương ứng khoảng hơn 16.200 dòng thuế sẽ về mức 0%. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến giá cả hàng hóa nhập khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế này sẽ tạo thách thức trong kinh doanh, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tìm kiếm thị trường.

Theo ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng ASEAN-Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương), năm 2018, bên cạnh mặt hàng ô tô, một loạt mặt hàng thiết yếu như xe máy; phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy; thực phẩm; hoa quả nhiệt đới; tủ lạnh; điều hòa; sữa và các sản phẩm từ sữa… cũng sẽ có mức thuế về 0%.

Thuế suất 0% tạo cơ hội trong thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh minh họa) Thuế suất 0% tạo cơ hội trong thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh minh họa)

 

Trong các sản phẩm hàng hóa có mức thuế nhập khẩu 0%, các mặt hàng nông sản (chủ yếu là rau, củ, quả…) là những mặt hàng chịu nhiều tác động. Đáng chú ý, với Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), một lượng lớn nông sản từ Trung Quốc sẽ ồ ạt thâm nhập vào thị trường Việt Nam; với mức thuế nhập khẩu 0% thì chắc chắn nông sản Trung Quốc sẽ lấn át nông sản Việt Nam, trước tiên là về giá.

Tại Hội nghị kết nối cung cầu tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh cuối tháng 12/2017, chị Nguyễn Thị Hương Thảo-chủ một trang trại cam sành Hà Giang lo lắng cho rằng, việc thuế nông sản từ Trung Quốc vào Việt Nam về 0% là mối nguy lớn cho rau, củ, quả và trái cây trong nước. Ví dụ như đang mùa cam Hà Giang, cam trong nước trồng ra giá cao, từ 55-65 nghìn đồng/kg. Nhưng trên thị trường xuất hiện loại cam gần giống như thế của Trung Quốc, tiểu thương bán với giá rẻ hơn nhiều làm ảnh hưởng đến người trồng cam Hà Giang.

Theo cam kết khi tham gia ACFTA, hàng nghìn mặt hàng từ các nước thành viên ACFTA nếu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được Bộ Công thương quy định sẽ được hưởng thuế ưu đãi 0% khi vào Việt Nam. Điều này dấy lên lo ngại nông sản Việt sẽ “thua ngay trên sân nhà”.

Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở bởi lâu nay, khi thuế suất chưa về 0% thì nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã tràn ngập ở thị trường Việt. Với thuế suất 0% chắc chắn hàng hóa từ Trung Quốc, ASEAN sẽ tăng thêm lợi thế khi vào Việt Nam, đồng thời tạo nên sức ép mạnh lên hàng nội.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thuế suất về 0% sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt. Thuế suất 0% sẽ tạo nên lợi thế để Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh của mình. Bởi cạnh tranh cũng chính là một cơ hội mà Việt Nam phải tận dụng; nếu tận dụng tốt, đây là cơ hội cho nông sản Việt Nam vươn lên và bứt phá.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tham gia xóa bỏ thuế quan là sức ép để nông nghiệp thay đổi. Sức ép của cạnh tranh về chất lượng sẽ biến thành cơ hội cho Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp, các nhà khoa học cũng cần sát cánh cùng nông dân. Nhà nước cần tăng kiến tạo, đa dạng hóa cây trồng, giảm bớt các doanh nghiệp nhà nước về nông nghiệp không hiệu quả…

Nhiều ý kiến cho rằng, việc mở cửa thị trường sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, giúp doanh nghiệp Việt được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn và người dân được mua hàng hóa với giá tốt hơn. Để tận dụng cơ hội này, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước.

 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.