Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thăm làng ngư phủ kiên cường bám biển

PV - 21:25, 30/01/2018

Như cây phong ba, bốn mùa kiêu hãnh thu hứng vào mình những sương gió, nắng mưa, hàng trăm kình ngư ở Hòn Rớ (Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) góp phần thắp lên khát vọng vươn khơi bám biển, giữ đảo của ngư dân Việt.

Đầu năm 2017, Cảng Hòn Rớ mưa đã tạnh, bão đã tan, lòng người vui như mở hội. Trong không gian ấm áp, nhà nhà phấp phới chờ đợi những chuyến tàu cập bến. Ngồi trên chiếc tàu có công suất 600CV (mã lực), tàu trưởng Lê Văn Hậu nở nụ cường rạng rỡ trên khuôn mặt nhân hậu tâm tình: Hòn Rớ này là cái vựa của thủy hải sản miền Trung đấy. Từ đây hàng ngàn tấn cá, tôm sẽ tỏa đi khắp nước. Hầu hết người dân Hòn Rớ đều đi biển, hàng trăm tàu trưởng, ngư dân cự phách đều quần tụ ở đây cả. Một khi đã cùng nhau vươn khơi thì lòng cả trăm người như một.

Treo cờ, vào đội hình xuất quân ra ngư trường Trường Sa. Treo cờ, vào đội hình xuất quân ra ngư trường Trường Sa.

 

Như một món lộc biển lớn khởi đầu cho năm 2017, đón đầu được đường đi của cá ngừ, sau một tháng đánh bắt trên ngư trường Trường Sa, tàu của lão ngư Lê Văn Hậu đã thu được hơn 5 tấn cá ngừ đại dương. Đây là chuyến đi trúng đậm nhất từ trước đến nay nên ai cũng phấn khởi. Trước khi vươn khơi, ai cũng thề trước “mẹ biển” không được ủ tạp chất, hóa chất vào cá. Sức khỏe người tiêu dùng là số một. Ngược lại lời thề này thì không còn là ngư dân Hòn Rớ nữa.

Trao cho tôi những con số thống kê, bằng vẻ tâm đắc và kỳ vọng, ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng thổ lộ: Ngư dân nước mình luôn chân chất, thật thà, giản dị. Tình yêu biển, đảo đã ngấm vào máu. Xã Phước Đồng có 451 ghe tàu lớn nhỏ, chủ yếu tập trung ở Hòn Rớ với tổng công suất lên đến gần 20.000CV, sản lượng đánh bắt ngoài các ngư trường lên đến hàng ngàn tấn trong năm 2016. Điều khiến cho nhiều người cảm phục là có bất cứ biến cố gì, những ngư dân vẫn can trường bám biển đến cùng. Ở đâu không biết chứ ở Hòn Rớ này, chúng tôi mà bắt được ai dùng mìn hay chất nổ đánh cá thì sẽ không cho họ ra biển nữa. Phải biết trả ơn “mẹ” biển chứ. Đó cũng là ý nghĩ của mỗi ngư dân.

Có những bão tố, cuồng phong và cả những trận đối đầu nảy lửa với tàu lạ, người xấu trong những chuyến vươn khơi nhưng với mỗi ngư dân Việt, biển, đảo luôn là nhà. Dường như cái nắng gió khốc liệt, vần vũ giữa trùng khơi cũng góp phần hun đúc nên lòng gan dạ, quả cảm của các ngư dân khi bám biển.

“Cứ nhớ mãi đêm xuân năm ngoái, những tên thủy tặc hung hãn có ý đồ xâm chiếm vào vùng lãnh hải nước ta hòng đánh bắt thủy hải sản theo hình thức hủy diệt. Dù hiểm nguy nhưng chúng tôi tự nguyện đứng ra chống trả đến cùng, vạch mặt trò sảo quyệt của chúng”, lão ngư Huỳnh Thuận bộc bạch. Lão ngư Huỳnh Thuận cũng như hàng trăm ngư dân khác hồn hậu giãi bày rằng: Với chúng tôi, khi lênh đênh trên biển thì luôn song hành 2 nhiệm vụ: Đánh cá và canh gác biển.

Là tỉnh có số lượng ngư dân lớn nhất nhì miền Trung nên mấy năm trở lại đây, Hội nghề cá Khánh Hòa xác định đánh bắt xa bờ là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển. Vận động hàng ngàn ngư dân chuyển từ nghề cá tư nhân sang nghề cá hiện đại góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hầu hết ngư phủ ở Hòn Rớ đều am tường các ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa. Một trong những yếu tố quan trọng trong những ngày lênh đênh trên biển khơi đó là tình đoàn kết. Mỗi chuyến vươn khơi được kết nối liên hoàn từ khâu cung cấp dầu-đá-thực phẩm…

Ấn tượng để lại sâu đậm với tôi còn là những con tàu đồ sộ có sự sánh đôi cả vợ lẫn chồng. Họ đồng lòng vượt mọi bão tố, gian nguy để bám biển, xóa bỏ quan niệm phụ nữ chỉ vá lưới, bán bưng. Có vợ, có chồng lợi đơn lợi kép.

Sự hào phóng của biển cộng với lòng cần cù của con người, dải đất uốn lượn quanh cảng Hòn Rớ đã mọc lên những căn nhà khang trang như đô thị.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.