Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tạo bước đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

PV - 09:39, 30/06/2018

Ngày 23/5/2018, Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII được ban hành. Đây được coi là chuyển biến quan trọng, nhằm tạo bước đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của đất nước.

Cải cách chính sách bảo hiểm sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động. Cải cách chính sách bảo hiểm sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động.

 

Theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam việc cải cách chính sách BHXH theo Nghị quyết 28-NQ/TW nhằm xây dựng, hoàn thiện chính sách, bảo đảm quyền lợi của người lao động tham gia BHXH. Điều này được thể hiện rõ nhất với định hướng BHXH toàn dân, các quy định cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, hấp dẫn người dân tham gia BHXH nhiều hơn, bảo đảm để mọi người dân đều được bảo đảm an sinh ở mức tối thiểu trở lên. Những nội dung cải cách, được tập trung thực hiện trong thời gian tới để hướng tới mục tiêu an sinh xã hội bền vững. Do đó, những cải cách này đối với người lao động sẽ mang lại lợi ích lâu dài và cho số đông.

Trong chính sách cải cách lần này, có nhiều điểm có lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, chẳng hạn như: giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới chỉ còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thu hưởng quyền lợi BHXH. Gói BHXH ngắn hạn cho người tham gia BHXH tự nguyện, giúp họ linh hoạt lựa chọn tham gia và thụ hưởng, gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức…

Ngoài ra từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu. Đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định chung.

Ông Lê Đình Quảng Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho biết: Các định hướng cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết 28-NQ/TW về tổng thể đều đem lại lợi ích cho người lao động. Việc hạn chế BHXH một lần cũng nhằm mục đích bảo đảm an sinh lâu dài cho người lao động khi về hưu. Hiện nay, tình trạng người lao động bị mất việc khi tuổi đã cao (trên 35 tuổi) khá cao và rất khó để tìm việc trở lại để tiếp tục tham gia đóng BHXH theo diện bắt buộc.

Bên cạnh đó, mức lương của đa số người lao động hiện nay chưa bảo đảm mức tích lũy nhiều, khi mất việc làm gần như không có khoản tiền dự trữ đủ lớn, vì vậy dễ có xu hướng nhận BHXH một lần để lo giải quyết các nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, để chính sách BHXH phát huy hiệu quả, cần sự tác động tích cực từ nhiều chính sách khác.

Với những cải cách về chính sách về BHXH sẽ từng bước được hoàn thiện, hướng tới mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; đến năm 2025 có khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH và đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội.

Thúy Hồng

 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.