Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sùng Minh Thành với tiếng khèn Mông

Mai Hương - Phương An - 19:06, 12/08/2024

Là người con dân tộc Mông sinh ra, lớn lên ở vùng cao Xín Mần, Hà Giang, gắn bó với thanh âm quen thuộc của tiếng khèn Mông dìu dặt, vang vọng, Sùng Minh Thành mang trong mình tình yêu cháy bỏng với nguồn cội văn hóa dân tộc. Nhận thấy trong bối cảnh văn hóa giao thoa, hội nhập, việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc cây khèn Mông là vô cùng quan trọng, Sùng Minh Thành đã có những việc làm ý nghĩa với mong muốn mang thanh âm quen thuộc, gần gũi và độc đáo từ cây khèn vang vọng muôn nơi.

Thành viên CLB tham gia biểu diễn múa khèn
Thành viên CLB tham gia biểu diễn múa khèn

Khởi nguồn từ tình yêu dân tộc

Xín Mần là một huyện biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang với 16 dân tộc, trong đó có các dân tộc: Nùng, Mông, Tày, La Chí, Dao… Dân tộc Mông chiếm 24,73% dân số trên địa bàn huyện. Bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trong đó có cây khèn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Sinh ra, lớn lên từ núi rừng Xín Mần, được nghe tiếng khèn Mông từ nhỏ nên Sùng Minh Thành sớm có tình yêu đặc biệt với tiếng khèn của dân tộc mình. Được chỉ dạy từ người thân cùng với bản tính ham học hỏi, Thành luôn chủ động tìm hiểu những đặc tính riêng có của cây khèn, không ngừng trau dồi kỹ năng của bản thân. Từ tình yêu với cây khèn, Sùng Minh Thành đã nỗ lực tập luyện, học hỏi từ thế hệ ông, cha đi trước và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ cùng bảo tồn, phát huy, nhân rộng bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.

Năm 2021, UBND huyện Xín Mần đã ban hành Quyết định thành lập Câu lạc bộ (CLB) yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần, Sùng Minh Thành được tín nhiệm làm Chủ nhiệm CLB. Ban đầu, CLB có 55 thành viên, nay đã tăng lên hơn 100 người. Các thành viên trong CLB đều có niềm đam mê cháy bỏng với văn hóa dân tộc và mong muốn phát huy, lan tỏa các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình thông qua điệu múa, tiếng khèn. Sùng Minh Thành cùng các thành viên trong CLB tích cực tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như giao lưu sinh hoạt múa khèn, mở các lớp về dạy múa, thổi khèn Mông. Đến nay, đã có hàng trăm các học viên thực hành tốt về kỹ năng múa, thổi khèn. Bên cạnh đó, CLB còn chú trọng bảo tồn, truyền dạy các môn nghệ thuật dân gian khác như: múa gậy đồng xu, hát dân ca truyền thống, thực hành nghi lễ, phong tục tập quán của dân tộc Mông...

Chủ nhiệm CLB Sùng Minh Thành (người đứng thứ ba hàng đầu, bên phải sang trái) và nghệ nhân chụp hình sau buổi dạy múa, thổi khèn cho con em đồng bào dân tộc Mông ở địa phương.
Chủ nhiệm CLB Sùng Minh Thành (người đứng thứ ba hàng đầu, bên phải sang trái) và nghệ nhân chụp hình sau buổi dạy múa, thổi khèn cho con em đồng bào dân tộc Mông ở địa phương

Để điệu khèn vang xa

Với những nỗ lực của bản thân cũng như sự đoàn kết, thống nhất và tích cực của các thành viên trong CLB, những năm qua, Sùng Minh Thành cùng với các thành viên trong CLB đã tham gia nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các sự kiện văn hóa - chính trị của tỉnh Hà Giang và giao lưu tại các tỉnh, thành như: Hà Nội, Thái Nguyên, Lào Cai, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)… Với niềm đam mê của tuổi trẻ, trách nhiệm với văn hóa truyền thống của dân tộc, CLB yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần đã gặt hái được nhiều thành tích cao và được chính quyền địa phương cũng như công chúng ghi nhận.

Không chỉ dừng lại ở việc lan toả giá trị tốt đẹp của khèn Mông trong cộng đồng, trong thời gian qua, Sùng Minh Thành đã nhanh chóng tiếp cận với những cách làm mới, khoa học và phù hợp với xu thế để quảng bá, giới thiệu về giá trị về bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Mông thông qua các nền tảng mạng xã hội. Chủ nhiệm CLB đã xây dựng trang Facebook riêng mang tên “Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần” thu hút hàng nghìn lượt theo dõi, nhận về nhiều tương tác tích cực.

Cùng với đó, hoạt động của CLB cũng đã được các kênh truyền thông uy tín như VTV1, VTV3, VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Hà Giang giới thiệu, phát sóng các phóng sự “Chuyện kể về nghệ nhân vẫn miệt mài lưu giữ điệu múa khèn của người Mông”; “Người giữ tiếng khèn vang mãi núi rừng”; “Thanh âm nguồn cội”; “Mạch nguồn văn hóa dân gian - thanh âm đoàn kết”; “Việt Nam đa sắc”, “Bảo tồn nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông”…

Sùng Minh Thành (ngoài cùng bên phải) được vinh danh Thanh niên tiêu biểu trong công tác Đoàn và phong trào thanh - thiếu nhi giai đoạn 2023 – 2024.
Sùng Minh Thành (ngoài cùng bên phải) được vinh danh Thanh niên tiêu biểu trong công tác Đoàn và phong trào thanh - thiếu nhi giai đoạn 2023 – 2024.

CLB và Chủ nhiệm Sùng Minh Thành đã được UBND huyện Xín Mần tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen về thành tích gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc cũng như có thành tích xuất sắc khi tham gia các chương trình hội diễn, hội thi do tỉnh và các tỉnh trong khu vực tổ chức. Cá nhân Sùng Minh Thành được Huyện đoàn huyện Xín Mần và Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Hà Giang trao tặng Bằng khen và vinh danh Thanh niên tiêu biểu trong công tác Đoàn và phong trào thanh - thiếu nhi giai đoạn 2023 – 2024. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.