Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Số người mắc COVID-19 trên thế giới vượt mốc 210 triệu

PV - 07:10, 19/08/2021

Đến sáng 19/8, thế giới có tổng số 210.016.670 ca nhiễm và 4.403.903 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 652.768 ca nhiễm và 10.193 ca tử vong mới.

Số người nhiễm và tử vong do COVID-19 trên thế giới vẫn liên tục tăng cao. (Ảnh: Europe1)
Số người nhiễm và tử vong do COVID-19 trên thế giới vẫn liên tục tăng cao. (Ảnh: Europe1)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 19/8, đã có 188.172.802 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 17.439.965 ca bệnh đang điều trị, có 17.332.089 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 107.876 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 124.746 ca nhiễm mới, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (40.693 ca) và Iran (39.174 ca). Trong khi đó, Indonesia cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.128 ca, sau đó là Mỹ (1.001 ca) và Brazil (944 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 66.800.254 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 19/8, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 979.048 ca đã tử vong do COVID-19 và 62.138.717 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 32.320.898; 6.138.452 và 4.556.417 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp tử vong cao nhất là Ấn Độ (433.063 ca); Indonesia (121.141 ca) và Iran (99.691 ca).

Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 142.960 ca nhiễm và 1.474 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 53.697.257 ca nhiễm mới và 1.154.714 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Nga, Pháp và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 6.663.473; 6.533.383 và 6.355.887 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Đồng thời, Nga cũng là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 172.909 ca, sau khi ghi nhận thêm 799 ca tử vong mới trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Anh (131.260 ca) và Italy (128.579 ca).

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 45.520.234 ca, trong đó có 965.688 ca tử vong và 36.576.089 ca được điều trị khỏi. Với 38.039.153 ca nhiễm và 641.292 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 3.123.252 và 1.460.118 ca nhiễm, cùng 249.529 và 26.761 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 56.957 ca nhiễm và 1.409 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 36.430.679 ca và 1.115.995 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 40.693 ca nhiễm mới, sau đó là Argentina với 9.764 ca và Colombia với 3.154 ca. Cùng với đó, với 944 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau là Argentina với 247 ca tử vong mới và Colombia với 93 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 19/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 7.430.837 ca, trong đó có 186.610 ca tử vong và 6.526.592 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.638.981 ca nhiễm và 78.377 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 14.727 ca nhiễm mới và 384 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 782.097 và 626.750 ca nhiễm bệnh cùng 11.345 và 22.025 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 136.688 ca nhiễm (tăng 1.340 ca) và 1.833 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 11 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info hiện là Fiji với 653 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 41.830 ca, trong đó 413 ca tử vong (tăng 8 ca).

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành mạnh mẽ trên thế giới với số lượng ca mắc và tử vong không ngừng gia tăng, đặc biệt là sự lây lan mạnh của biến thể Delta, song người dân của nhiều nước trên thế giới vẫn chưa tiếp cận được với vaccine phòng COVID-19, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên tục kêu gọi các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển, cùng chia sẻ công bằng vaccine nhằm đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 18/8 tại Geneva (Thụy Sĩ), trưởng khoa học gia Soumya Swaminathan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những dữ liệu hiện tại không cho thấy các mũi tiêm vaccine tăng cường ngừa COIVD-19 là cần thiết. Đồng thời, cố vấn WHO Bruce Aylward cho rằng “hiện có đủ vaccine trên khắp thế giới, nhưng lại không đến đúng địa điểm theo đúng thứ tự”. Theo ông Aylward, việc tiêm đủ 2 mũi cần được áp dụng với tất cả những nước dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới trước khi mũi thứ 3 tăng cường được áp dụng với những người đã tiêm đủ 2 mũi. Ông cũng cho rằng còn khá lâu nữa thế giới mới đến được mức độ đó.

Cùng ngày, Bộ Y tế Singapore cho biết những người mang thẻ thông hành ngắn hạn có mặt tại quốc gia này trong một khoảng thời gian nhất định sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Những người đủ điều kiện là những người được cấp thẻ làm việc ngắn hạn và hoặc có các loại thẻ thường trú ngắn hạn khác. Ngoài ra, chương trình tiêm chủng này cũng được mở rộng cho những người có thẻ du lịch ngắn hạn đã ở Singapore ít nhất 60 ngày liên tục, không thể rời Singapore vì những hạn chế đi lại trên toàn cầu./.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.