Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sene Dolta-mùa tri ân, báo hiếu: Đón Sene Dolta trong niềm vui được mùa (Bài 2)

S. Vy - H.Diễm - 04:06, 25/09/2022

Những ngày này, về các tỉnh Tây Nam bộ sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp, sự phấn khởi của đồng bào Khmer trong mỗi phum sóc khi sắm sanh, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị chu đáo đồ dùng vật phẩm... đón lễ Sen Dolta. Sự phấn khởi này là vì dịch bệnh Covid – 19 từng bước được đẩy lùi, đời sống của người dân đã dần ổn định trở lại. Đặc biệt, sau thời gian vất vả lao động của đồng bào, một mùa vụ bội thu đã đang đến gần.

Anh Lý Hoàng Hiệp phấn khởi bên rẫy màu của gia đình
Anh Lý Hoàng Hiệp phấn khởi bên rẫy màu của gia đình

Trúng mùa, trúng giá

Năm nay, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng sẽ hưởng niềm vui trọn vẹn khi cây màu, cây kinh tế chủ lực của đồng bào Khmer ở nhiều địa phương trong tỉnh được giá cao. Những khuôn mặt nông dân rạng rỡ bên những rẫy cây màu xanh bát ngát, báo hiệu một mùa vụ bội thu, cũng là niềm vui khi lễ Sene Dolta năm nay được bà con chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, ấm áp hơn. Nhà nào cũng có mâm cơm tươm tất để cúng ông bà, mâm cơm dâng lên chùa và để chào đón bạn bè, người thân đi xa sẽ về trong ngày lễ cổ truyền Sene Dolta.

Bên rẫy trồng hẹ của gia đình, anh Lý Hoàng Hiệp, ở ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên phấn khởi chia sẻ, năm nay gia đình anh vừa được mùa, vừa trúng giá. Vụ này anh trồng được 2.000m2 hẹ lấy bông và trồng đan xen với cần tây, cải thảo, xà lách,…

“Cứ 2 ngày tôi thu hoạch 1 lần, giá mỗi kg bông hẹ bán từ 30.000 đến 40.000 đồng, mỗi tháng trừ hết chi phí lãi từ 6 đến 8 triệu đồng. Với mức thu nhập trong thời điểm địa phương phải chịu ảnh hưởng từ tác động đại dịch covid-19 và hiện nay đang tiếp tục chống dịch, là rất tạm ổn.Tôi có tiền để lo cho các cháu đi học, và cố gắng để tích luỹ để sửa lại nhà cho chắn chắn", anh Hiệp tính toán.

Trên đường về lại Trung tâm chúng tôi bắt gặp những cánh đồng lúa chín vàng ươm thuộc xã Viên Bình (Trần Đề). Tại một cánh đồng trải rộng, là hình ảnh những chiếc máy gặt đang tăng tốc hoạt động và thương lái thu mua lúa nhộn nhịp. Mặc dù bận rộn, nhưng ai nấy đều có vẻ phấn khởi.

Đồng bào Khmer tại huyện Trần Đề tất bật vào vụ thu hoạch lúa
Đồng bào Khmer tại huyện Trần Đề tất bật vào vụ thu hoạch lúa

Ông Thạch Sọi, Người có uy tín ấp Trà Ông, xã Viên Bình nói: Mấy năm gần đây, nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, bà con tích cực làm ăn, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng lúa chất lượng cao, chăn nuôi theo hướng trang trại, biết buôn bán, kinh doanh; còn thanh niên học nghề, có việc làm ổn định… nên cuộc sống ngày càng nâng lên. Đặc biệt, năm nay cây trồng được mùa, được giá nên bà con vui lắm 

Ông Sơn Huôl, Phó Bí thư Đảng ủy xã Viên Bình chia sẻ: xã Viên Bình nhiều nông dân đã áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trồng lúa tập trung với mô hình cánh đồng lớn, đặc biệt là sử dụng những giống lúa cao sản, đặc sản vào sản xuất nên luôn đạt hiệu quả kinh tế cao.

 Riêng vụ hè - thu năm nay, đã có 2.200 ha chiếm khoảng 87% diện tích lúa được trồng theo mô hình cánh đồng lớn, trong đó tập trung chủ yếu là các giống lúa đặc sản ST24, ST25. Hiện bà con đang vào vụ thu hoạch, với việc thương lái thu mua các loại giống ST giá từ trên 7.000 đồng/kg, nông dân thu về khoảng 30 triệu đồng/ha tiền lợi nhuận.

Minh chứng như gia đình anh Cao Sel, ở ấp Trà Ông. Anh Sel phấn khởi cho biết: "Tôi có 2ha đất, vụ vừa rồi  trồng lúa đặc sản ST24, với năng suất đạt gần 8 tấn/ ha, giá thương lái thu mua 7.200 đồng/kg tại ruộng, trừ đi tất cả các chi phí sản xuất, còn lợi nhuận trên 30 triệu đồng/ha. Lễ Sen Dolta năm nay, có tiền nên vợ chồng đã sơn lại căn nhà, đến ngày lễ chính sẽ làm mâm cơm tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình vượt qua đại dịch và trúng mùa, bội thu"

Đời sống vùng đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên ngày càng khởi sắc
Đời sống vùng đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên ngày càng khởi sắc

Niềm vui đón lễ

Là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, những ngày này đồng bào Khmer trên địa bàn Tịnh Biên (An Giang) cũng đang nhộn nhịp, phấn khởi trong mùa lễ Sene Đôlta. Đồng bào phấn khởi vì dịch bệnh qua đi, đời sống dần ổn định trở lại, việc làm ăn buôn bán thuận lợi hơn thời gian trước.

Chị Neang Chanh Thâu, thị trấn Tịnh Biên chia sẻ: “Hai năm trước dịch bệnh khó khăn nên gia đình làm lễ Sen Dolta đơn giản tại nhà. Năm nay, dịch bệnh tạm ổn việc buôn bán của gia đình cũng dần trở lại bình thường nên cũng có điều kiện đón lễ lớn hơn, vui hơn”.

Thượng tọa Chau Soc Khonl, Trụ trì chùa Rô, xã An Cư cho biết: Trải qua thời gian khó khăn của dịch bệnh Covid – 19, trở về với nhịp sống bình thường, nhiều đồng bào đã cố gắng nỗ lực vươn lên. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer không ngừng khởi sắc. Đồng bào ở đây chủ yếu nuôi bò, trồng lúa và hoa màu. Năm nay, sản xuất được mùa bội thu, bà con Khmer sẽ có thêm điều kiện để đón Sene Dolta vui tươi, đầm ấm và chu đáo hơn.

 “Năm nay, thời tiết thuận lợi cho các vụ sản xuất, vật nuôi cũng phát triển tốt. Nhiều hộ có thu nhập cao, đời sống khấm khá hơn, việc này sẽ đi kèm theo đón lễ Sen Dolta lớn hơn. Nhìn từ lễ hội đua bò và hội thi cấy lúa vừa qua là thấy rõ, bà con tham gia lễ hội tăng gấp nhiều lần so với những năm trước dịch bệnh bệnh Covid- 19", Thượng tọa Chau Soc Khonl cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.