Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Quạt giấy Chàng Sơn

PV - 10:18, 02/05/2018

Làng quạt giấy Chàng Sơn vốn là một làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Từ thế kỷ XIX, quạt Chàng Sơn đã nổi tiếng trong và ngoài nước.

Người Pháp đã từng nhiều lần mang quạt làng này vượt đại dương xa xôi sang Paris triển lãm. Qua bao thăng trầm của cuộc sống với sự ra đời của nhiều phương tiện làm mát khác nhưng sản phẩm của làng nghề này vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.

baodantoc_quat_giay_chang_son

Ở Chàng Sơn, người ta làm ra được nhiều loại quạt phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Từ những quạt giấy được sản xuất đại trà có giá 500 đồng/chiếc, quạt biểu diễn 20.000 đồng/chiếc đến những loại quạt tinh xảo hơn như quạt thư pháp, quạt trang trí có giá cả chục triệu. Nhưng tất cả đều được sản xuất công phu tỉ mỉ từng công đoạn từ chọn tre, pha nan, vót nhẵn, xử lý hóa chất, gập giấy, gián giấy hoặc vải, lụa rồi đem hong khô… để có được những sản phẩm đẹp mắt và đảm bảo chất lượng. Riêng đối với quạt thư pháp và quạt trang trí thì còn một công đoạn vô cùng quan trọng là vẽ tranh, viết chữ. Những người có thể làm được loại quạt này ở Chàng Sơn không nhiều bởi muốn có một sản phẩm đẹp phải có hoa tay, cẩn thận với sự nhiệt huyết của tấm lòng người họa sĩ.

Anh Dương Văn Đoàn là một nghệ nhân làm quạt đẹp có tiếng khắp vùng ở Chàng Sơn cho biết: Trước đây, người ta chỉ coi nghề làm quạt là nghề phụ lúc nông nhàn với thu nhập thấp nhưng hiện nay ở Chàng Sơn người người làm quạt, nhà nhà làm quạt. Nhiều gia đình sống chủ yếu bằng nghề này với hàng chục công nhân làm việc liên tục, mỗi ngày xuất ra thị trường cả vạn chiếc.

Tuy đời sống đã phát triển với nhiều phương tiện làm mát tiện lợi như điều hòa, quạt gió… nhưng quạt truyền thống Chàng Sơn vẫn được ưa chuộng trong và nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật… Không chỉ làm mát, làm quà tặng, trang trí mà quạt giấy còn là một phương tiện quảng cáo mang lại hiệu quả cao của nhiều doanh nghiệp lớn.

Hằng năm, người dân ở các nơi khác cũng đến đây học việc và phát triển nghề làm quạt ở nhiều địa phương. Đây là một tín hiệu tốt trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống một làng nghề lâu đời. Đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt với bạn bè trong nước và quốc tế.

BTK

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!