Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Hiệu quả giảm nghèo từ mô hình “3 cây 3 con”

T.Nhân-H.Trường - 05:56, 15/04/2024

Việc phát triển sản xuất theo mô hình “3 cây 3 con” (gồm cây keo, chuối, cao su; heo, bò, dê), không chỉ cải thiện thu nhập cho người dân, mà còn giúp các địa phương chủ động hơn trong việc hình thành các chuỗi sản xuất mang giá trị kinh tế cao. Tại các huyện miền núi Quảng Nam, mô hình này đã phát huy hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Nam Giang là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đi đầu trong việc thực hiện mô hình “3 cây 3 con”. Từ năm 2011, địa phương đã cho thí điểm và đưa vào triển khai Nghi quyết 03 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng tập trung vào “3 cây 3 con”. Sau một thời gian thực hiện, diện cây trồng và vật nuôi mới được người dân đầu tư và đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

Từ mô hình “3 cây 3 con”, người dân ở huyện miền núi đã mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây ăn trái có hiệu quả cao. (Trong hình, người dân ở Đông Giang thí điểm trồng sầu riêng trên đất đồi)
Từ mô hình “3 cây 3 con”, người dân ở huyện miền núi đã mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây ăn trái có hiệu quả cao. (Trong hình, người dân ở Đông Giang thí điểm trồng sầu riêng trên đất đồi)

Nói đến chăn nuôi theo mô hình “3 cây 3 con”, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp A Liêng (xã Tà Bhing) trở thành điểm sáng của huyện trong những năm gần đây. Mô hình này ban đầu có 15 hộ đăng ký tham gia, trong đó đa số hộ nghèo và cận nghèo. Nguồn vốn chủ yếu từ các chính sách của UBND tỉnh Quảng Nam, và sự đóng góp về kỹ thuật của các hộ chăn nuôi sản xuất giỏi. Qua gần 2 năm triển khai, mô hình này đã phát huy hiệu quả, với lượng heo giống và heo thịt xuất ra thị trường đều đặn với giá 120.000-150.000/kg, mỗi năm hợp tác xã thu về khoảng 300 triệu đồng.

“Đây là một trong những mô hình sử dụng vốn đầu tư từ các cấp hiệu quả, qua đó giúp cho nhiều thành viên trong hợp tác xã có thu nhập đáng kể để sinh hoạt. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng trang trại, cải thiện thu nhập cho các thành viên, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương”, anh Bríu Chéo, Tổ trưởng tổ sản xuất Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng cho biết.

Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp người dân thoát nghèo đang được phát huy ở các huyện miền núi Quảng Nam
Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp người dân thoát nghèo đang được phát huy ở các huyện miền núi Quảng Nam

Ông A Viết Sơn, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết: Giai đoạn 2016 – 2023, Nam Giang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trên địa bàn huyện với tổng nguồn vốn đầu tư 19,2 tỷ đồng; hỗ trợ cho người dân hơn 831.700 cây giống các loại và hơn 3.600 con giống bò, heo...Ngoài ra, huyện còn xây dựng 1 mô hình di thực sâm Ngọc Linh tại xã Chơ Chun (0,5ha); hỗ trợ 10 hộ dân trồng mô hình sâm bảy lá một hoa với diện tích 1ha; 1 mô hình bảo tồn và phát triển cam bản địa (5 hộ); triển khai thực hiện 12 mô hình liên kết sản xuất…

“Mô hình “3 cây 3 con” đã thực sự phát huy hiệu quả sau thời gian triển khai. Đến nay, không những nhiều người đã thoát nghèo từ mô hình trên, mà còn vận dụng đưa một số giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào để sản xuất và bước đầu đạt hiệu quả. Hiệu quả rõ nhất là tỉ lệ giảm nghèo trên địa bàn huyện tăng rõ rệt, từ 52,36% trong năm 2016 xuống còn 35,58% năm 2023, phấn đấu đến năm 2025 chỉ còn 25%. Để thực hiện điều đó, huyện đang đẩy mạnh triển khai các mô hình như trồng bưởi da xanh diện rộng; phát triển lòn bon kết hợp du lịch; trồng rừng gỗ lớn; trồng sâm và dược liệu…nhằm cải tạo sinh kế, hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững”, ông A Viết Sơn chia sẻ thêm.

Còn tại huyện Đông Giang, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tập trung vào “3 cây 3 con” cũng đang phát huy hiệu quả. Tại khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông ven đường Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Tưởng (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) đã cho trồng nhiều loại cây ăn trái như bưởi, nhãn, kết hợp nuôi heo, gà, vịt. Mỗi năm, doanh thu của từ trang trại mang lại cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng. Theo ông Tưởng, những loại cây trồng ông chọn phù hợp với thổ nhưỡng địa phương nên phát triển tốt và cho năng suất cao.

Mô hình chăn nuôi heo đen đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân
Mô hình chăn nuôi heo đen đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân

Nhiều hộ dân khác của xã cũng triển khai các mô hình kinh tế có hiệu quả như nuôi heo cỏ địa phương, nuôi bò bán chăn thả, thâm canh chuối, cây bòn bon bản địa… Người dân còn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ớt A riêu, quế… Ông Nguyễn Văn Quý (xã Sông Kôn, huyện Đông Giang) đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng để trồng thử nghiệm cây sầu riêng, xen kẻ với diện tích trồng chuối lùn. Hiện nay, vườn sầu riêng của ông đang xanh tốt, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Gia đình đã cải tạo đất để nuôi gà, trồng chuối để phát triển kinh tế với thu nhập ổn định. Trong năm ngoái, được bạn bè giới thiệu sầu riêng có hiệu quả kinh tế rất cao, nên gia đình quyết định trồng thử nghiệp vài chục gốc. Đến nay, cây sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ đem lại thu nhập trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chúng tôi còn trồng nhiều loại cây ăn trái như cam, bưởi da xanh để cải thiện kinh tế”, ông Quý chia sẻ.

Theo ông Đinh Văn Bảo – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được địa phương hết sức chú trọng. Hiện nay, người dân đã có ý thức cải tạo dần diện tích trồng keo và lúa nước sang các loại cây ăn trái và dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đang lồng ghép các nguồn từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để xây dựng các dự án liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.