Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Quả lạ đi liền với quả “đắng”

PV - 10:45, 14/12/2018

Thời gian vừa qua, nhiều nông dân ở Lâm Đồng đua nhau trồng các loại cây lạ mắt, độc đáo để phục vụ thị trường. Thế nhưng, việc trồng ồ ạt khiến cho những loại cây này bị khủng hoảng thừa. Theo đó, người dân phải lãnh hậu quả đắng.

 

quả đắng Nhiều người dân lo lắng vì khó tìm đầu ra cho cà chua thân gỗ.

Còn nhớ, vào năm 2015, cà chua đen nổi lên trong cơn sốt các loại quả lạ. Giống cà chua có màu đen này được một nhà vườn ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đem từ nước ngoài về nhân giống. Ban đầu chị trồng thử nghiệm 200 cây nhưng khi đăng bán, được khách hưởng ứng nhiệt tình nên đã nhân rộng ra 1.000m2 đất, với số lượng khoảng 3.000 gốc cà chua đen, mỗi gốc cho sản lượng từ 5 đến 7kg. Khi ấy, giá cà chua đen bán trên thị trường là 150.000 đồng/kg và muốn mua ăn thường phải đặt trước cả tháng.

Từ cơn sốt quả chuyển sang cơn sốt giống, người dân đua nhau trồng kéo theo đó, hạt giống cà chua đen cũng được săn lùng chẳng kém gì quả khi giá lên tới 17.000-20.000 đồng/hạt. Thời đó, các nhà vườn ở Đà Lạt, Đồng Nai, Bình Dương cũng tích cực mở rộng diện tích trồng cà chua đen.

Tương tự, vào đầu năm 2017, loại cà chua lạ có tên Tamarillo hay còn gọi là cà chua thân gỗ được quảng cáo là hàng xách tay, với hình dáng khá lạ so với cà chua thường khiến các bà nội trợ phát cuồng, lùng mua về ăn dù giá của chúng lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ít lâu sau, tại Lâm Đồng các nhà vườn bắt đầu trồng giống cà chua lạ này để cung cấp ra thị trường nội địa với hy vọng bán được giá cao. Đáng chú ý, diện tích trồng cà chua thân gỗ còn lên tới con số hàng chục ha. Có thời điểm cây giống sốt, giá lên tới 500.000 đồng/kg.

Sau hơn một năm xuống giống, cà chua thân gỗ bắt đầu cho thu hoạch. Thế nhưng, thay vì có giá cả triệu đồng/kg như lúc mới xuất hiện thì loại quả này khi trồng ở Việt Nam giá chỉ 50.000-150.000 đồng/kg.

Giá bán không được như kỳ vọng, các nhà vườn cà chua thân gỗ ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) còn thừa nhận, họ đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Nghiêm trọng hơn, tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), nhiều hộ dân trồng cà chua thân gỗ còn phải chặt bỏ do không bán được quả.

Bà Lê Thị Bé, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cho hay, huyện Đơn Dương chưa có đề án phát triển cây Magic S (cà chua thân gỗ) mà chủ yếu các hộ nông dân rủ nhau trồng tự phát sau khi nghe tin đồn quả của loài cây này có thể bán được 1 triệu đồng/kg. Trước mắt, huyện đang vận động những người trồng đem quả này đi giới thiệu, chào hàng ở những điểm nhỏ lẻ nhằm giải quyết đầu ra, vớt vát phần nào,… Ngoài ra, đơn vị này cũng đang cố gắng liên hệ, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và HTX nhưng vẫn chưa có đơn vị nào thu mua cà chua thân gỗ. Đây cũng là bài học cho các hộ nông dân về việc thận trọng nhân rộng các loại cây trồng lạ, vì khi phát triển rầm rộ sẽ mất đi sự độc đáo và khó tiêu thụ trên thị trường.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!