Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk

Lê Hường - 06:26, 18/01/2024

Chiều 17/1, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự còn có lãnh đạo Văn phính phủ, các bộ, ngành, đại diện lãnh đạo một số tỉnh bạn.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị

Về phía tỉnh Đắk Lắk, tham dự Hội nghị có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung; Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị; lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo Quyết định 1747/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Lắk quy hoạch trong phạm vi bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk với 13.070,41 km2. Đơn vị hành chính gồm: Tp. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M'Đrắk, Ea H'Leo, Cư M'Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin.

Tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2030, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của Nhân dân đạt mức trung bình khá của cả nước. Kinh tế - xã hội nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, bản sắc văn hóa các dân tộc. Phát triển Đắk Lắk thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Thành phố Buôn Ma Thuột thành một cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế. Cụ thể, thời kỳ 2021 - 2030 tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm là 11%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 131 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo (đa chiều) giảm hàng năm 1,5% - 2%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS 3% - 4%/năm; 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% - 44%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%, trong đó tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt 65%….

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Đến năm 2050, mục tiêu của Đắk Lắk là thuộc nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng của cả nước, là điểm đến yêu thích, đáng sống, xứng tầm các chức năng ở nhiều cấp độ vùng Tây Nguyên, quốc gia, quốc tế. Thành phố Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê thế giới”, trung tâm đô thị vùng, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết: Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở kế thừa, những thành tựu quan trọng của giai đoạn trước, kết quả phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay, đồng thời bám sát các Nghị quyết, định hướng, chỉ đạo mới của Trung ương, các quy định cấp quốc gia để tích hợp theo hướng thống nhất, đồng bộ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk

Với mục tiêu tổng quát, cốt lõi, xuyên suốt đến năm 2030 Đắk Lắk là tỉnh đạt mức trung bình khá của cả nước, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội xanh và bền vững, tuần hoàn. Cùng với bản sắc văn hóa các dân tộc, mục tiêu của Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Buôn Ma Thuột là một cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế. Đến năm 2050, Đắk Lắk trở thành tỉnh có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, đáng sống, an ninh, an toàn. Mục tiêu, Đắk Lắk vươn lên đứng trong nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng đứng đầu cả nước, phát triển xứng tầm các chức năng ở nhiều cấp độ, quốc gia, quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đó, Đắk Lắk phải tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 đột phá phát triển. Cụ thể: Cơ cấu lại các ngành sản xuất - nông nghiệp, công nghiệp theo hướng công nghệ cao, chuyển đổi số và gia tăng giá trị. Phát triển mạng lưới đô thị, ưu tiên nguồn lực đầu tư, mở rộng địa giới hành chính để Tp.Buôn Ma Thuột xứng tầm một đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Đắk Lắk cần đột phá về cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh; kết nối hệ thống giao thông hoàn chỉnh; phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo và y tế và tập trung triển khai có hiệu quả cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột.

Gian hàng trưng bày nông sản đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk
Gian hàng trưng bày nông sản đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk

Theo quyết định quy hoạch, phương án, giải pháp thực hiện quy hoạch của Đắk Lắk theo cấu trúc một trọng điểm, ba cực, ba hành lang, ba tiểu vùng. Trong đó, Tp. Buôn Ma Thuột và phụ cận là trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, vùng Tây Nguyên.

Ba cực phát triển gồm: Thị xã Buôn Hồ, Thị xã Ea Kar, thị trấn Ea Đrăng và phụ cận huyện Ea H’leo. Ba hành lang động lực gồm: Hành lang kinh tế tổng hợp (Quốc lộ 14), hàng lang nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế dịch vụ và du lịch (Quốc lộ 29), hàng lang phía đông (Quốc lộ 26 và cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột). Ba tiểu vùng gồm: tiểu vùng trung tâm là thành phố Buôn Ma Thuột bà các huyện Cư M’gar, Krông Pắc, Cư Kuin, Krông Ana, Buôn Đôn; Tiểu vùng phía Bắc gồm là Thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea Súp, Ea Hleo, Krông Năng, Krông Búk; Tiểu vùng phía Đông Nam là các huyện Ea Kar, M’Drắk, Krông Bông, Lắk.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó trên 40% diện tích là đất bazan màu mỡ, thuận lợi để phát triển nông nghiệp; thế mạnh về điện gió, điện mặt trời; tiềm năng phát triển du lịch; văn hóa đa dạng của nhiều thành phần dân tộc. Đắk Lắk còn được biết đến là Thủ phủ cà phê của vùng Tây Nguyên và cả nước. Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk được xây dựng với tầm nhìn dài hạn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh nhằm cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên
Tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên

Quy hoạch sẽ mở ra những cơ hội, không gian phát triển mới cho tỉnh Đắk Lắk; kỳ vọng sẽ tạo ra dư địa phát triển mới với các trụ cột gồm: Phát triển các sản phẩm nông, lâm sản hướng tới thị trường xuất khẩu; Công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; Kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; Dịch vụ logistics, du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.

Để vươn lên nằm trong nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng đứng đầu cả nước, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Đắk Lắk cần tập trung triển khai, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Quy hoạch. Trước hết, Đắk Lắk xây dựng lộ trình triển khai và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch. Nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đào tạo, thu hút nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại liên kết với các vùng, mở rộng cơ hội thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; tập trung phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; tạo đột phá căn bản, toàn diện về phát triển giáo dục, đào tạo và y tế; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận