Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phiên họp lần thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

PV - 16:35, 12/03/2019

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIV, ngày 12/3, tại Nhà Quốc hội, UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Tham dự phiên họp có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Về phía Ủy ban Dân tộc có sự tham dự của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Sau kỳ họp, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại Phiên họp lần thứ 32 của UBTVQH gồm 10 chương, 121 điều, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhiệm vụ và quyền của người học, nhà giáo; trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang Nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp. Ảnh: TTXVN Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp. Ảnh: TTXVN

Báo cáo về một số vấn đề trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết: một số đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng cử tuyển; giao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương; có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử tuyển; có ý kiến đề nghị bỏ chính sách cử tuyển vì chất lượng đào tạo thấp. Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban đề nghị giữ quy định về chính sách cử tuyển, theo đó, đối tượng cử tuyển đối với học sinh các DTTS rất ít người; học sinh DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS; trách nhiệm của địa phương trong việc cử tuyển và phân công công tác cho đối tượng cử tuyển. Đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp để chính sách cử tuyển được triển khai thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả

Thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều đại biểu băn khoăn nhất là Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thời gian qua cho thấy, sách giáo khoa không sử dụng được nhiều năm, nhiều lần, gây lãng phí rất lớn. Hơn nữa tình trạng sách tham khảo nhiều, rất khó khăn cho phụ huynh, học sinh trong việc lựa chọn. Vì vậy cần có quy định rõ ràng việc soạn thảo và ban hành sách giáo khoa vào trong Luật. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng, thời gian qua, dư luận xã hội bức xúc về tình trạng đạo đức một số nhà giáo xuống cấp, gây mất niềm tin trong Nhân nhân. Vì vậy, vấn đề đạo đức nhà giáo cũng cần được đưa vào Luật với những quy định khắt khe hơn.

Vấn đề chính sách cử tuyển vẫn được nhiều đại biểu kiến nghị tiếp tục triển khai thực hiện, nhưng thu gọn đối tượng, chỉ với những đối tượng đồng bào DTTS sống ở địa bàn ĐBKK, người DTTS rất ít người; thực hiện đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.

Lý giải nguyên nhân vì sao, hiện nay vẫn còn nhiều học sinh DTTS bỏ học giữa chừng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng là các cháu đang sinh sống tại địa bàn ĐBKK được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, khi địa phương ra khỏi diện ĐBKK thì các chính sách bị cắt nên nhiều cháu bỏ học. Vì vậy, cần có chính sách ưu tiên cho học sinh DTTS trong suốt quá trình học. Hoặc có thể tính toán, đối với địa bàn vùng DTTS, thì cả khu vực 1,2,3 đều được hưởng chính sách ưu tiên. Bên cạnh đó, cần đưa vào Luật, việc thực hiện các chính sách giáo dục cần căn cứ vào quyết định phân định vùng DTTS, miền núi... của Chính phủ.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hoan nghênh Ban soạn thảo, dưới sự chỉ đạo trưc tiếp của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Tuy vẫn còn một số ý kiến khác nhau nhưng sẽ tiếp tục hoàn thiện, xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu chuyên trách thời gian tới. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu ý kiến góp ý của các đại biểu. Việc biên soạn sách giáo khoa phải quy tụ được những người có trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn, có quá trình thực tiễn, có chính sách đãi ngộ để tránh độc quyền. Về chính sách cử tuyển, cần quan tâm đến học sinh DTTS vùng ĐBKK. Tiếp tục hoàn thiện quy tắc ứng xử, đạo đức phong cách nhà giáo...

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.