Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Bất cập từ phương thức tính phí

PV - 22:36, 13/03/2018

Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Mặc dù, thời gian thi hành chưa lâu nhưng từ những bất cập phát sinh trong quá trình thực thi đã đặt ra trường hợp sẽ phải sửa đổi nhiều quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Thu phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải là quy định nhằm giúp nâng cao nhận thức về trách nhiệm BVMT đối với các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường. Mặt khác, thông qua việc thu phí sẽ có thêm nguồn thu cho các hoạt động BVMT, đồng thời giúp cơ quan quản lý về môi trường kiểm soát các nguồn thải chặt chẽ hơn.

 Khai thác cát không sử dụng nước nhưng vẫn chịu phí BVMT đối với nước thải là chưa hợp lý. Khai thác cát không sử dụng nước nhưng vẫn chịu phí BVMT đối với nước thải là chưa hợp lý.

 

Trước khi có Nghị định 154/2016/NĐ-CP, việc thu phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định 25/2013/NĐ-CP, ngày 29/03/2013 (Nghị định 25). Do Nghị định 25 chưa có những quy định liên quan đến định mức về mức nước của từng ngành sản xuất, việc tính phí chủ yếu dựa vào thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, nên mức độ chính xác không cao.

Riêng với các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ ở vùng nông thôn, ngành Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương rất khó tổ chức thẩm định để thu phí BVMT. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí, không đủ nhân lực rà soát, kiểm kê và thu phí.

Để tháo gỡ những vướng mắc này, ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải, thay thế Nghị định 25. Nhưng thực tế, Nghị định 154/2016/NĐ-CP chưa “gỡ” được những vướng mắc cũ trong việc thu phí BVMT đối với nước thải thì đã phát sinh những bất cập khác liên quan đến phương thức tính phí.

Nghị định 154/2016/NĐ-CP có quy định các định mức phải chịu thuế BVMT. Với những cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải thì không có gì đáng bàn; nhưng với những cơ sở sản xuất không có đồng hồ đo lượng nước thải các tính phí theo Nghị định 154/2016/NĐ-CP là chưa hợp lý.

Cụ thể, để tính phí đối với những cơ sở sản xuất không có đồng hồ đo lượng nước thải, cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào lượng nước thải trung bình m3/ngày đêm; dưới 20m3/ngày đêm thì phải nộp 1,5 triệu đồng/tháng, áp dụng cho tất cả các ngành nghề (từ 20m3/ngày đêm trở lên phải nộp phí biến đổi hằng quý-Pv). Điều này dẫn tới tình trạng, một cơ sở có lượng nước thải 1m3/ngày đêm cũng phải đóng phí 1,5 triệu đồng/tháng như một cơ sở có lượng nước thải gần 20m3/ngày đêm.

Hơn nữa, tại các vùng nông thôn, hầu hết các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm hay nuôi trồng thủy sản chủ yếu chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, lượng nước thải phát sinh cũng không lớn, nên sẽ rất khó khăn nếu buộc nông dân phải chịu thêm khoản phí cố định 1,5 triệu đồng/năm.

Một vấn đề đáng bàn là, Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định nước thải từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản là đối tượng chịu phí BVMT (nước thải công nghiệp). Nhưng khó khăn ở chỗ, trên thực tế rất khó có thể xác định được quy mô tập trung như thế nào thì phải nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, việc tính toán lưu lượng nước thải cũng khiến các ngành chức năng “đau đầu”. Vì, nước thải từ khai thác khoáng sản chủ yếu là nước mưa; hoặc với các loại hình như khai thác cát thì không sử dụng nước, nhưng lại nằm trong đối tượng phải nộp phí BVMT với nước thải...

Với những vướng mắc nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù Nghị định 154/2016/NĐ-CP mới có hiệu lực nhưng đang đối diện thực tế phải được sửa đổi, điều chỉnh. Bởi nếu giữ nguyên các quy định như trong Nghị định 154/2016/NĐ-CP thì việc thu phí BVMT đối với nước thải sẽ không khả thi, thất thu nguồn tài chính để bù đắp cho hoạt động BVMT.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.