Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi: Những ý kiến đầy trách nhiệm

PV - 15:01, 19/10/2018

Công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thời gian gần đây dành được nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương, các đại biểu Quốc hội…. Tại một số Phiên họp của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các đại biểu đồng tình cho rằng, vùng DTTS, miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Các đại biểu đã phân tích, thảo luận để tìm hướng đi trong giai đoạn tới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của lãnh đạo Bộ, ngành, đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề này.

Vùng DTTS, miền núi vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển kinh tế- xã hội. (Trong ảnh: Người dân xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang sản xuất chè tại gia đình) Ảnh: Thanh Huyền Vùng DTTS, miền núi vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển kinh tế- xã hội.
(Trong ảnh: Người dân xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang sản xuất chè tại gia đình) Ảnh: Thanh Huyền

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cần hỗ trợ tạo sinh kế: Vùng DTTS, miền núi trong nhiều năm qua được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước nên đã có bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển vẫn đang là thách thức. Đặc biệt, rất nhiều chính sách không cân đối được nguồn lực. Thời gian tới, đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục rà soát để giảm bớt những chính sách dân tộc không hiệu quả. Chính sách dân tộc phải hướng tới giảm cho không, chuyển sang hỗ trợ tạo sinh kế, hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất. Quan tâm đến công tác giữ rừng, phát triển rừng vùng DTTS. Đến năm 2020 cần giải quyết căn bản, ổn định định canh, định cư vùng DTTS, miền núi.

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm: Với hệ thống chính sách dân tộc khá đầy đủ, các Bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ phát triển vùng DTTS, miền núi. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách rất lớn về sự phát triển và tiếp cận dịch vụ xã hội giữa vùng DTTS, miền núi với các vùng có điều kiện thuận lợi. Nếu không có sự quan tâm hỗ trợ thì khoảng cách chênh lệch sẽ ngày càng xa hơn nữa. Thời gian tới, cần hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Đối với vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay, Bộ đang quan tâm xây dựng một số đề án nhằm tiếp tục dành sự ưu tiên đối với vùng DTTS, miền núi, như: hỗ trợ đầu tư các giá trị văn hóa truyền thống; bảo tồn khẩn cấp các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người...

Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Bắc Kạn): Phải sắp xếp lại dân cư: Cần nhận định sâu sắc, toàn diện hơn nữa về các vấn đề kinh tế- xã hội vùng DTTS, miền núi. Đặc biệt, đánh giá những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến vùng DTTS, miền núi để có hướng đầu tư, hỗ trợ thỏa đáng. Cần đánh giá, nhận diện chính xác tình trạng tại sao nhiều chính sách nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, vấn đề giao thông vùng DTTS còn rất nhiều khó khăn, cần được lưu tâm. Bên cạnh đó, với nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư, phát triển khó khăn cần quan tâm sắp xếp lại dân cư vùng DTTS, miền núi để việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung nguồn lực được thuận lợi.

Đại biểu Quốc hội Quàng Văn Hương (Sơn La): Đào tạo nghề phải hiệu quả: Bên cạnh vấn đề “dạy nghề chưa theo nhu cầu của xã hội” tồn tại nhiều năm nay ở vùng DTTS, miền núi, vẫn còn phổ biến việc dạy nghề chưa theo nhu cầu của xã hội. Hiện vẫn còn nhiều lớp dạy nghề mở không đúng thời điểm, dạy trong thời gian quá ngắn, thiếu thực hành… nên đồng bào DTTS rất khó để thạo nghề. Trong khi các cơ chế, chính sách ưu tiên cho người học nghề là người DTTS lại chưa có. Từ những hạn chế này, song song với việc triển khai chính sách, cần có hướng dẫn, theo dõi số người được đào tạo nghề xem việc áp dụng nghề, cũng như hiệu quả từ nghề đã học mang lại là như thế nào, từ đó có hướng bổ sung và khắc phục. Rõ ràng là chính sách đào tạo nghề vẫn cần phải tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có giải pháp để thực hiện có hiệu quả.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.