Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển cây ăn trái trở thành thế mạnh kinh tế

PV - 14:03, 23/05/2018

Những năm gần đây, tỉnh Đăk Lăk chú trọng phát triển cây ăn trái, với mục đích hình thành thêm một loại cây thế mạnh của tỉnh. Hiện tại, các loại cây ăn trái không chỉ giúp nhiều nông dân thoát nghèo, mà còn góp phần vào thay đổi diện mạo nông thôn.

Cách đây vài năm, nhận thấy nhu cầu tiêu dùng, sử dụng trái cây ngày càng tăng cao, gia đình, anh Bành Việt Tùng, ở xã Ea Kpam, huyện Cư Mgar đã chuyển đổi toàn bộ diện tích cà phê sang trồng bơ và sầu riêng. Hiện tại, gia đình anh có khu vườn 3ha gồm 500 cây bơ, 100 cây sầu riêng đang trong thời kỳ kinh doanh hiệu quả.

Nông dân Đăk Lăk bước vào mùa thu hoạch bơ. Nông dân Đăk Lăk bước vào mùa thu hoạch bơ.

 

Theo anh Tùng, các loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương và chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình, mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh Tùng cho thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng cao gấp 3,5 lần so với trồng cà phê trước đây.

Xã Ea Yông, huyện Krông Păk là một trong những địa phương trồng sầu riêng lớn nhất nhì tỉnh. Nhờ loại cây trồng này mà nhiều nông dân trở thành tỷ phú. Buôn Yung, xã Ea Yông có 517 hộ đồng bào các dân tộc thiểu số nhận khoán 419ha cà phê của Công ty cà phê Phước An và mỗi ha cà phê có trồng xen 121 cây sầu riêng.

Được sự hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại… hăng năm, các hộ nhận khoán đều có thu nhập khá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng từ cây sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê. Gia đình ông Y Blet Niê, ở buôn Yung, xã Ea Yông, huyện Krông Păk nhận khoán 1,35ha cà phê từ một doanh nghiệp. Hơn 10 năm trước, ông đầu tư trồng xen canh 120 cây sầu riêng, chỉ sau vài năm ông đã có 2 nguồn thu từ cà phê và sầu riêng. Riêng sầu riêng mỗi năm cho gia đình ông thu nhập thêm 500-800 triệu đồng. Năm 2017, sầu riêng được giá, ông Y Blet Niê đã có thu nhập gần 1,2 tỷ đồng.

Ngoài cây sầu riêng, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk còn trồng xen cây bơ, cam, quýt trong vườn cà phê cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Điển hình như, gia đình anh Triệu Hùng, ở thôn Tiên Phú, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn mạnh dạn phá bỏ 2ha cà phê kém hiệu quả sang trồng quýt. Nhờ chăm sóc tốt nên năng suất luôn đạt từ 25 đến 30 tấn quả/ha, mỗi niên vụ anh Hùng thu về trên 500 triệu đồng.

Không chỉ người trồng cây ăn trái thấy lợi thế, mà các doanh nghiệp kinh doanh trái cây cũng cảm nhận được giá trị của những loại cây này. Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu bơ Tây Nguyên, trụ sở tại huyện Krông Pách, cho biết: Công ty thành lập và đi vào hoạt động được 4 năm, đến nay đã liên kết với bà con nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên trồng hơn 1.000ha bơ. Năm 2017, công ty xuất gần 10.000 tấn bơ các loại cung cấp cho thị trường trong nước và một phần xuất khẩu sang Hồng Kông, Thụy Điển, Trung Quốc, Ả Rập…

“Trái cây Đăk Lăk rất có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trái bơ, có triển vọng rất lớn cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Riêng nhu cầu nội địa hiện nay một năm đã là 80.000 tấn và thị trường bơ các năm tới cực kỳ triển vọng về đầu ra bao gồm thị trường châu Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á… tiêu thụ bơ rất tốt”, ông Hải đánh giá.

Tiến sĩ Trương Hồng, Viện trưởng, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên chia sẻ: Vùng đất Đăk Lăk và các tỉnh lân cận có rất nhiều lợi thế để phát triển cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng như: Cây bơ, sầu riêng và một số loại cây có múi ví dụ như bưởi, cam, quýt. Trên thực tế, người nông dân có thể thu được 1 tỷ đồng/ha/năm, sầu riêng từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Trong tương lai, Tây Nguyên có thể phát triển cây ăn quả thành thế mạnh chủ lực của Việt Nam.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nồn thôn tỉnh Đăk Lăk, hiện toàn tỉnh có 11.798ha cây ăn quả các loại, trong đó, sầu riêng, bơ là hai loại cây ăn quả chủ lực, chiếm diện tích nhiều nhất, sầu riêng có gần 3.000ha, sản lượng đạt gần 44.000 tấn, bơ có 2.857ha, sản lượng mỗi năm đạt từ 35.000 tấn quả trở lên…

Với diện tích các loại cây ăn trái ở Đăk Lăk đang tăng nhanh chóng, với hàng chục nghìn héc ta chuẩn bị bước vào thời kỳ kinh doanh. Thời gian tới sản lượng cây ăn trái sẽ cao hơn rất nhiều, vì vậy vấn đề mà chính quyền và các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm là, giải quyết tốt công tác thị trường, có phương án về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, thì cây ăn trái sẽ thực sự trở thành một trụ cột nông nghiệp mới của Đăk Lăk song song với các loại cây công nghiệp truyền thống.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.