Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Phá rào!

PV - 09:50, 20/04/2018

Những quy định của luật là nhằm ràng buộc những cá nhân vào một khuôn khổ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế xã hội. Nhưng đôi lúc, sự cứng nhắc trong cách thực hiện đã khiến quy định trở thành một rào cản.

Nói đâu xa, mới cách đây hơn một tháng, 3 thanh niên người DTTS ở Đông Giang (Quảng Nam) đã có một nghĩa cử đẹp khi cùng tham gia cứu giúp người bị tai nạn giao thông. Chẳng may, nạn nhân lại bị nhiễm HIV; trong quá trình đưa nạn nhân đi cấp cứu, 3 con người có tấm lòng hào hiệp ấy đã bị dính máu của nạn nhân.

Sự việc cũng chẳng có gì đáng nói nếu như không có câu chuyện: khi ba thanh niên đến Trung tâm Y tế Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam xin thuốc chống phơi nhiễm; tại đây, ba người được thông báo là không thuộc diện cấp thuốc miễn phí bởi họ không phải là người “đang làm nhiệm vụ” (theo quy định thì thuốc chỉ cấp miễn phí cho những người thuộc các trường hợp như: cán bộ công an, chiến sĩ, cán bộ y tế, sinh viên đang thực tập, khi làm nhiệm vụ).

Do đó, họ phải mất tiền mua thuốc với giá 3 triệu đồng; nhưng hai trong ba con người hào hiệp đó nghèo nên đành chấp nhận sống chênh vênh trong nỗi lo bị phơi nhiễm. Rất may, sau đó cơ sở y tế của tỉnh Quảng Nam đã linh động “phá rào” để miễn phí cấp thuốc cho họ.

Một hành động “phá rào” đầy nhân văn.

Nhưng sự linh động “phá rào” quy định của cơ sở y tế ở tỉnh Quảng Nam cũng bắt buộc phải nhìn nhận lại quy định về cấp thuốc chống phơi nhiễm. Tai nạn là bất đắc dĩ, là chẳng bao giờ hẹn trước.

Đặt vào trường hợp của 3 thanh niên ở Đông Giang, thử hỏi, nếu họ đều nghĩ việc cứu nạn không phải là… nhiệm vụ của mình thì nạn nhân sẽ như thế nào? Và khi họ quyết định có nghĩa cử hào hiệp đó, liệu họ có kịp nghĩ đến điều gì ngoài việc cứu nạn hay không?

Lại nhớ, giữa năm 2017, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Kon Tum khiến một người tử vong tại chỗ, 3 người tử vong tại bệnh viện, hơn 10 người bị thương. Trong số người chết có một người bị nhiễm HIV. Hàng chục người tham gia cấp cứu các nạn nhân khi ấy cũng bị dính máu của nạn nhân. Khi đó cơ quan chức năng cũng đã lúng túng khi phải xác định ai thuộc hay không thuộc diện được điều trị miễn phí chống phơi nhiễm.

Những vụ việc nêu trên liệu có là một động thái để ngành Y tế có động thái xem lại các quy định liên quan đến việc hỗ trợ những người tình nguyện?

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!