Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Para Games 2023: Thử thách về nghị lực

PV - 18:54, 03/06/2023

ASEAN Para Games 12 chính thức khai mạc vào ngày 3/6. Đây là cơ hội lớn để các tuyển thủ thể thao người khuyết tật Việt Nam thử thách ý chí và nghị lực bản thân và khẳng định khát vọng chiến thắng ở đấu trường khu vực.

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN PARA Games 12 ngày 31/5/2023 - Ảnh: L.T.H.Y
Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN PARA Games 12 ngày 31/5/2023 - Ảnh: L.T.H.Y

ASEAN Para Games 12 diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 3/6 đến 9/6. Đại hộ lần này với sự tham gia của hơn 2.600 thành viên (1.453VĐV) từ 11 đoàn tranh tài tại 12 môn thể thao. Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự với 164 thành viên, bao gồm 127 VĐV, và 21 HLV, tranh tài tại các môn điền kinh, bơi, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, cờ vua, judo và boccia (bóng gỗ).

Theo lời trưởng đoàn Nguyễn Hồng Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thể dục thể thao, chỉ tiêu của Việt Nam là giành từ 50 - 55 HCV để lọt vào Top 4 trên bảng tổng sắp huy chương. Đây được xem là mục tiêu vừa sức. Cần nhắc lại, ở ASEAN Para Games 11 diễn ra ở Surakarta năm ngoái, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam xếp thứ ba chung cuộc với 65 HCV, dưới Thái Lan (117 HCV) và chủ nhà Indonesia (175 HCV). Đó cũng là thành tích cao nhất của thể thao người khuyết tật Việt Nam ở các kỳ Para Games mà chúng ta không phải chủ nhà.

Theo thống kê từ Ban tổ chức, Đoàn thể thao khuyết tật Thái Lan tham dự với số lượng đông đảo nhất với 620 người. Xếp sau là đoàn Indonesia (580) và chủ nhà Campuchia (343). Đây dự kiến cũng chính là 3 đoàn chiếm vị trí trong Top 3. Timor Leste là đoàn thể thao ít thành viên nhất với vỏn vẹn 31 người. Giống như tại SEA Games 32, nước chủ nhà Campuchia tiếp tục áp dụng chính sách miễn phí ăn ở, di chuyển đi lại nội địa cho các thành viên của các đoàn.

Tại ASEAN Para Games 11, bơi đã góp đến 27 HCV, trong khi điền kinh đã góp tới 15 tấm HCV vào thành tích chung của đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Chính vì vậy, đây tiếp tục được xem là mỏ huy chương của đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Phnom Penh và có đông VĐV tham dự nhất trong thành phần của đoàn (mỗi môn 31 VĐV).

Đội tuyển bơi người khuyết tật Việt Nam dự ASEAN Para Games 12 với những gương mặt khá quen thuộc như Đỗ Thanh Hải, Võ Thanh Tùng, Trịnh Thị Bích Như, Nguyễn Thành Trung, Võ Huỳnh Anh Khoa. Trong khi đó, đội tuyển điền kinh Việt Nam có cặp vợ chồng nổi tiếng trong làng điền kinh người khuyết tật Việt Nam là Cao Ngọc Hùng - từng đoạt HCĐ Paralympic 2016 - và Nguyễn Thị Hải ở môn ném lao. Được biết, cùng với cử tạ thì các VĐV bơi và điền kinh đều được tập huấn dài hạn ở trung tâm huấn luyện quốc gia ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Một trong những gương mặt cực kỳ quen thuộc của thể thao người khuyết tật Việt Nam ở ASEAN Para Games lần này là đô cử Lê Văn Công. Anh từng nâng thành công mức tạ 183 kg, phá kỷ lục thế giới và đoạt HCV Paralympic 2016 tại Brazil. Ngoài ra, Văn Công còn từng 2 lần vô địch thế giới vào các năm 2016 và 2017, HCB Paralympic Tokyo 2021, cũng như 2 HCV ở Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật châu Á 2007, 2015. Tại khu vực, anh từng đoạt 5 HCV (2007, 2009, 2015, 2017, 2022) và thống trị ở hạng cân 49 kg. Và ở tuổi 39, Lê Văn Công vẫn tràn đầy quyết tâm gặt vàng. Thay lời kết, hãy nghe những chia sẻ của anh: "Với thể thao Người khuyết tật, chúng tôi có rất ít các giải đấu quốc tế tham dự trong năm nên có thể nói, ASEAN Para Games 12 mang lại rất nhiều sự háo hức cho bản thân tôi và các VĐV khác".


Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.