Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nuôi bồ câu Pháp cho thu nhập cao

PV - 18:08, 21/05/2019

Với lợi thế về chuồng trại, ông Nguyễn Đình Phúc ở xóm Chiều Lai 2, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm, cho thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình của ông Phúc đã trở thành mô hình điểm, thu hút nhiều hộ dân đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.

Dẫn chúng tôi thăm quan khu chuồng trại chăn nuôi của gia đình, ông Phúc chia sẻ: Trước khi chăn nuôi chim bồ câu, ông đã từng chăn nuôi lợn nái, gà thương phẩm nhưng hiệu quả chưa cao. Năm 2010, ông đã chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Sở dĩ, ông chọn nuôi bồ câu Pháp bởi giống này chuyên thịt nổi tiếng, có sức đề kháng cao, tỷ lệ sống đạt từ 95-99%, trọng lượng chim thương phẩm đạt khá (khoảng 600g/con). Đặc biệt, giá bán ngoài thị trường cũng cao hơn so với giống thông thường 20.000-40.000 đồng/đôi.

Mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của ông Nguyễn Đình Phúc cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm của ông Nguyễn Đình Phúc cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Trước khi chăn nuôi, ông đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật qua sách, báo, trên ti vi và thăm quan mô hình cho hiệu quả kinh tế ở nhiều nơi. Để nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì, khâu chọn giống là quan trọng nhất. Do đó, phải chọn những con chim giống khỏe mạnh, lông mượt, hoạt động nhanh nhẹn và không có dị tật. Đối với chuồng trại, cần phải lưu ý ánh sáng vừa đủ, luôn đảm bảo khô ráo và sạch sẽ.

Theo kinh nghiệm của bản thân, ông Phúc cho rằng, nuôi chim bồ câu Pháp trước hết cần phải chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để chim sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Cần thiết kế hai ổ khác nhau, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nuôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều phải sạch sẽ, được lót rơm, nệm êm và máng ăn phải lựa chọn máng nhựa, đảm bảo sạch sẽ.

Để đảm bảo điều kiện cho đàn chim sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài việc chú trọng các đợt uống vắc xin phòng bệnh, ông còn trang bị hệ thống làm mát để điều hòa nhiệt độ khi thời tiết ngoài trời nắng nóng. Đồng thời, sử dụng các loại men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng trại để giảm mùi hôi thối, tăng sức đề kháng của vật nuôi.

Bằng sự kiên trì, ham học hỏi của mình, từ chỗ chỉ có 30 đôi chim sinh sản, đến nay ông Phúc đã nhân rộng lên 600 đôi và trong chuồng luôn có hơn 200 đôi chim hậu bị. Toàn bộ số lượng chim thương phẩm của gia đình ông đều được các thương lái trong tỉnh và một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đặt mua. Bình quân mỗi năm, gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 3.000 đôi chim bồ câu thương phẩm, với giá bán dao động 120.000-140.000 đồng/đôi, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi trên 200 triệu đồng.

Ngoài nuôi chim thương phẩm, hằng năm ông Phúc còn sản xuất theo đơn đặt hàng hơn 1.000 đôi chim bồ câu giống để cung ứng cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận trong tỉnh.

Theo ông Phúc, nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản không quá khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải tỉ mỉ, nhất là việc thiết kế chuồng trại và đảm bảo chế độ ăn 2 bữa ăn/ngày đầy đủ dinh dưỡng để chim sinh sản đều đặn.

Với mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ bà con trong xã cùng phát triển kinh tế gia đình, năm 2017, ông Phúc đã thành lập Tổ hợp tác xã nuôi chim bồ câu xã Thuận Thành, thu hút 9 thành viên ở trong xã tham gia, quy mô 2.000 đôi chim bồ câu Pháp. Sau hơn gần 2 năm, giá trị kinh tế thu được từ nuôi chim bồ câu cao hơn so với một số loại vật nuôi khác.

Hiện nay, Tổ hợp tác nuôi chim bồ câu xã Thuận Thành là 1 trong 5 mô hình được thị xã Phổ Yên lựa chọn xây dựng mô hình khuyến nông cho thu nhập cao.

TRỊNH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.