Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Bù Đốp (bình phước): Loay hoay tìm cây thay thế

PV - 14:24, 09/04/2018

Trước thực trạng khí hậu biến đổi thất thường, nắng hạn kéo dài dẫn đến giảm năng suất hoặc tiêu chết hàng loạt, thời gian gần đây, người nông dân huyện Bù Đốp (Bình Phước), đang loay hoay tìm cách thay thế loại tiêu mới gọi là tiêu Srilanka. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giống mới chưa rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm nghiệm thực tế cần phải hết sức thận trọng.

 Ông Cọp bên vườn tiêu Srilanka tươi tốt 2 năm tuổi của của gia đình. Ông Cọp bên vườn tiêu Srilanka tươi tốt 2 năm tuổi của của gia đình.

 

Thử nghiệm ồ ạt

Huyện Bù Đốp là huyện có diện tích tiêu lớn nhất của tỉnh Bình Phước với diện tích khoảng 5.000ha. Trước tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, hàng loạt vườn tiêu bạt ngàn xanh tốt bỗng dưng ngả màu rồi chết. Hiện, người trồng tiêu không chỉ mất mùa, mất giá còn lâm vào cảnh nợ nần vì không có tiền trả ngân hàng, tiền chi phí thuốc bảo vệ thực vật… Dù vậy, nhiều hộ dân vẫn đặt niềm tin vào cây hồ tiêu. Đó là việc thay tiêu thường bằng giống tiêu mới có tên Srilanka.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp cho thấy, hiện nay, trên địa bàn xã này có hàng chục hộ đang thử nghiệm với giống tiêu Srilanka, mỗi hộ trồng thử từ 40 đến 400 trụ. Kết quả ban đầu cho thấy, giống tiêu này có sức sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, lá tiêu dầy, dây tiêu khỏe và chống hạn rất tốt. Nhiều hộ nông dân cho đây là bước đột phá và hướng đi mới cho người trồng tiêu trong tương lại.

Ông Trần Văn Cọp (ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến) là một trong những hộ dân trồng tiêu dày dạn kinh nghiệm đang “ấp ủ” phát triển giống tiêu mới. Ông Cọp tâm sự: “Năm 2014, khi đi làm bên Campuchia thấy nông dân trồng giống tiêu Srilanka có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt nên đem về trồng thử nghiệm. Ban đầu tôi chỉ trồng 40 trụ với giá 150 ngàn/1 dây giống, khi thấy tiêu phát triển nhanh, khỏe, kháng bệnh tốt. Vì vậy, từ nguồn giống tiêu ban đầu tôi phát triển lên 400 trụ. Đến nay vườn tiêu đã được 2 năm tuổi, dây đã cho quả, mỗi chùm quả dài từ 18-20cm, lá tiêu rất to và dây tiêu khỏe.

Là người hàng xóm, nhận thấy giống tiêu mới này phát triển rất tốt, cách đây 2 năm ông Sầm Dương cũng mua 80 dây tiêu của ông Cọp với giá thời điểm đó là 50 ngàn đồng/dây về trồng thử. Theo ông Sầm Dương cho biết: “Chi phí đầu tư cho giống tiêu này cũng không quá cao với loại tiêu truyền thống. Bình quân ban đầu để đầu tư toàn bộ cho giống Srilanka từ che màn, trụ, phân bón, tưới tiêu… vào khoảng 300 ngàn đồng/nọc/năm. Còn kết qủa thì phải chờ thêm 2 năm nửa mới biết năng suất nó thế nào. Hiện tại, tôi thấy giống tiêu này sinh trưởng rất khỏe, có sức đề kháng, chống sâu bệnh rất tốt”.

Thận trọng với giống tiêu lạ

Giống tiêu Srilanka, có tên Quốc tế là Ceylon Khoo, xuất xứ tại đảo quốc Srilanka và được trồng ở phía Bắc Thái Lan sau đó du nhập qua Campuchia và sang Việt Nam. Tuy nhiên về khả năng chịu hạn, năng suất, chất lượng hạt tiêu như thế nào đang được cơ quan chức năng thẩm định. Còn theo người dân địa phương thì giống này cho năng suất rất cao, mỗi trụ tiêu trưởng thành có thể thu từ 10kg tiêu khô trở lên, gấp 3 đến 4 lần so với giống tiêu thường.

Tuy nhiên bên cạnh một số vườn tiêu xanh tốt như hộ ông Cọp và ông Dương thì có không ít hộ không nắm được quy trình kỹ thuật, cách chăm sóc nên trồng ồ ạt dẫn đến tiêu chết. Ngoài ra để kiểm chứng năng suất thực tế cây trồng phải cần đến 3-4 năm. Dù trước mắt tiêu Srilanka phát triển khá tốt, quả dài, lá to... đang trong giai đoạn chờ cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá năng suất cũng như chất lượng.

Trao đổi với chúng tôi ông Phạm Đức Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tiến, cho hay: “Trên địa bàn có từ 20-30 hộ trồng giống tiêu mới này. Hiện tại có những hộ trồng số lượng nhiều từ 300-400 trụ, hộ trồng ít khoảng 40-50 trụ. Hiện tại một số hộ có vườn tiêu phát triển rất xanh tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hộ trồng cũng bị chết. Các loại giống này cũng chưa được Nhà nước kiểm nghiệm. Do đó Hội Nông dân xã cũng xin khuyến cáo với bà con nông dân cần hết sức thận trọng.

Được biết, trước đây nông dân Lộc Ninh và Bù Đốp đã được cảnh báo về giống tiêu Malaysia, sau đó việc điêu đứng bởi giống tiêu Amazon thì nay nông dân Bù Đốp lại đang thử nghiệm với giống tiêu Srilanka. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm xác minh giống tiêu mới này để người dân yên tâm sản xuất đại trà góp phần phát triển kinh-tế xã hội tại địa phương.

VĂN ĐOÀN

 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.