Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân 4.0

PV - 15:23, 24/01/2019

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng vươn lên hội nhập. Không đứng ngoài cuộc, ở vùng DTTS và miền núi cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều những “nông dân 4.0”.

Bán hàng Tết qua mạng

Trong các dịp lễ, Tết cổ truyền, miến dong là nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và không thể thiếu trong mâm cỗ. Cũng vì thế mà trước Tết, các làng nghề, hợp tác xã (HTX) sản xuất miến dong đều tất bật vào vụ “làm ăn lớn nhất” trong năm.

Chúng tôi đến thăm HTX miền dong Tài Hoan ở xã Côn Minh (Na Rì, Bắc Kạn) đúng dịp các thành viên đang hối hả sản xuất vụ Tết. Chị Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX cho biết, đây là khoảng thời gian sản lượng miến dong của HTX tăng 35% so với những ngày thường.

HTX miến dong Tài Hoan đang tận dụng lợi thế của Internet để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. HTX miến dong Tài Hoan đang tận dụng lợi thế của Internet
để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Tay miết con chuột máy tính, mắt chăm chú nhìn màn hình trang Web của HTX, chị Hoan chia sẻ: miến dong là sản phẩm nông nghiệp chế biến đặc trưng của HTX Tài Hoan. Trước đây, khi chưa thành lập HTX, sản phẩm miến dong chỉ tiêu thụ trong xã, trong huyện.

“Tháng 8/2018, chúng tôi thành lập HTX miến dong Tài Hoan, rồi lập trang Web để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ nên lượng khách đặt hàng trong tỉnh, ngoài tỉnh ngày càng nhiều, nhất là vào đúng vụ Tết này”, chị Hoan cho biết.

Theo chị Hoan, với từ khóa tìm kiếm “Miến dong Tài Hoan” trên mạng Internet, thương hiệu miến dong Tài Hoan đã vượt ra khỏi phạm vi trong tỉnh. Tuy trang Web mới hoạt động nhưng lượng người truy cập tăng lên hằng ngày; số lượng đơn hàng của HTX cũng dày thêm, đem lại doanh thu cao cho HTX.

“Trước đây còn là cơ sở nhỏ, doanh thu hằng tháng ước đạt khoảng 500 triệu đồng. Sau 4 tháng hoạt động theo mô hình HTX, kết hợp với quảng cáo qua mạng, doanh thu đã tăng mạnh. Riêng tháng 11 vừa qua HTX đạt doanh thu 800 triệu đồng”, chị Hoan thông tin.

Theo chị Hoan, trong dịp cuối năm 2018 này, so với các năm trước thì lượng khách hàng tăng đột biến, ngoài khách quen thì có thêm nhiều khách gọi điện đặt hàng từ số điện thoạt trên trang Web của HTX. Hiện HTX đang sản xuất dự trù tăng thêm 50 tấn miến dong so với vụ Tết các năm trước để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thúc đẩy thị trường Online tới nông dân

Cũng như HTX miến dong Tài Hoan ở Bắc Kạn, nhiều làng nghề, HTX nông nghiệp đang từng bước đưa công nghệ vào quá trình sản xuất, tiêu thụ, hình thành chuỗi liên kết giá trị trên không gian mạng. Nông dân ở những địa bàn trước đây được xem là “vùng lõm” về thông tin đang tích cực tiếp cận công nghệ để tăng thêm giá trị nông sản của mình.

Tại HTX Nuôi trồng thủy sản xã Xuân Phú (Yên Dũng, Bắc Giang), gần 30 thành viên đều có khả năng sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối mạng để soạn thảo, sao lưu văn bản, lập hộp thư và tra cứu thông tin.

Ông Nguyễn Văn Nhông, một thành viên HTX, năm nay đã 60 tuổi nhưng chỉ sau gần một tháng học tập, làm quen đã biết cập nhật thông tin, áp dụng vào thực tiễn. Ông Nhông mua chiếc điện thoại có kết nối 3G về dùng, tìm kiếm trên mạng thấy người dân tỉnh Thái Bình sử dụng nước muối loãng xử lý ký sinh trùng cho cá giống trước khi chuyển sang ao nuôi thâm canh. Vụ cá vừa qua, ông áp dụng đúng phương pháp này; ao nuôi cá không bị mắc bệnh như trước và lớn nhanh.

Sau khi tìm hiểu kỹ thuật từ Internet, ông Nguyễn Văn Nhông đã mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi trồng. Sau khi tìm hiểu kỹ thuật từ Internet, ông Nguyễn Văn Nhông đã mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi trồng.

Mới đây, ông Nhông thuê thêm ba mẫu ao để mở rộng sản xuất. Từ tháng 7 năm ngoái, sau khi tham gia lớp học do Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang dạy sử dụng máy tính, điện thoại nối mạng nâng cao trình độ sản xuất, hầu hết các thành viên HTX đều đầu tư điện thoại thông minh. Ban quản trị HTX lập nhóm kín trên Zalo, Facebook để mọi người chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Nhông là một trong những nông dân được hỗ trợ tiếp cận công nghệ áp dụng vào sản xuất của Tập đoàn Google. Được biết, từ năm 2017, Tập đoàn Google đã hỗ trợ Hội Nông dân Việt Nam triển khai Dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và Internet cho cán bộ, hội viên nông dân” đến năm 2020. Theo đó hơn 30.000 nông dân ở 9 tỉnh gồm Lai Châu, Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bạc Liêu của Việt Nam.

Đây là cơ hội để nông dân có thể sử dụng thành thục các thao tác, công cụ sử dụng Google trong việc tìm kiếm, chia sẻ, áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm, sáng kiến và công nghệ tiên tiến, từ đó có thể tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.