Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nơi phụ nữ DTTS được thấu hiểu và sẻ chia

PV - 14:47, 22/10/2018

Xã Thanh Vận (Chợ Mới, Bắc Kạn) những ngày giữa tháng 10, tiết trời se lạnh và cơn mưa rào nặng hạt, nhưng từ sáng sớm hàng nghìn người dân vẫn có mặt tại Chợ trung tâm xã để tham gia “Ngày hội hạnh phúc” để được “sẻ chia” và “thấu hiểu”....

Đây là hoạt động do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông, Lâm nghiệp miền núi (ADC), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn và Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp tổ chức, sử dụng ngân sách từ hai dự án khác nhau là “dự án Chuối” do DFAT (Úc) và “dự án Tiếp cận thông tin” do EU tài trợ.

Phụ nữ DTTS tự tin thuyết trình sản phẩm đặc sản quê hương. Phụ nữ DTTS tự tin thuyết trình sản phẩm đặc sản quê hương.

Các hoạt động chính trong Ngày hội là cuộc thi giữa các nhóm VSLA (VSLA là mô hình Cổ phần Tài chính tự quản). Từ khi thành lập, các nhóm VSLA đã tạo sự gắn kết để các thành viên chia sẻ và thảo luận những vấn đề mà họ quan tâm. Các hộ nghèo có thể học hỏi từ những hộ khá giả về kinh nghiệm chăn nuôi và trồng trọt, qua đó tạo dựng niềm tin, khiến hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ trở nên tự tin hơn và mạnh dạn hơn khi tham gia VSLA.

Hoạt động đầu tiên là nội dung vui cùng thể thao đã thể hiện tinh thần gắn bó, đoàn kết cộng đồng. Tiếp đến là thi trưng bày nông sản sạch với các nông sản, đặc sản của địa phương, đặc biệt là cây chuối và các sản phẩm từ chuối đang là cây trồng chủ lực của người dân Thanh Vận. Qua đây đồng bào DTTS mong muốn đưa các sản phẩm, đặc sản của quê hương vươn xa ra thị trường.

Được tham gia, trải nghiệm các hoạt động của “Ngày hội hạnh phúc”, chúng tôi không khỏi ấn tượng với cách truyền cảm hứng, gửi gắm niềm tin về một tương lai, cuộc sống tốt đẹp hơn cho phụ nữ DTTS của BTC.

Câu chuyện kể về gia đình anh Nguyên và chị Tươi, thôn Nà Kham là một ví dụ về hạnh phúc và bình đẳng. Anh chị kết hôn được 30 năm, cuộc sống nhà nông bao bộn bề, vất vả là vậy, nhưng anh chị vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm gia đình, vợ chồng cùng chia sẻ việc nhà. Anh chị luôn chăm chỉ làm việc, cùng nhau tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, cuộc sống luôn đầy ắp tiếng cười.

Trò chuyện với người dân Thanh Vận, chúng tôi được biết, phụ nữ Thanh Vận ngày càng khẳng định vị trí trong gia đình và ngoài xã hội. Bình đẳng giới ngày càng được quan tâm.

Bà Phạm Thị Quy, dân tộc Tày, thôn Nà Đon chia sẻ: “Ngày xưa việc nhà là của những người phụ nữ trong gia đình. Nay, đàn ông cũng rất chăm chỉ chia sẻ gánh vác việc nhà với vợ. Vấn đề tài chính trong gia đình cũng do người phụ nữ quản lý...”.

Chứng kiến những gì đang diễn ra ở Thanh Vận, chúng tôi vui mừng, cảm nhận được những người phụ nữ DTTS nơi đây đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí của mình không chỉ trong gia đình mà cả ngoài xã hội.

Mô hình Cổ phần Tài chính Tự quản (VSLA) hoạt động nhờ nhóm tiết kiệm, cho vay tự chủ và độc lập với quy chế do chính các thành viên của nhóm xây dựng. Hoạt động chính của VSLA là tiết kiệm thông qua hình thức mua cổ phần, sau đó khoản tiết kiệm này sẽ được đầu tư dưới dạng các khoản vay mà các thành viên có thể vay lại. VSLA còn duy trì một quỹ tương hỗ để hỗ trợ các thành viên trong trường hợp khó khăn và khẩn cấp. VSLA được xây dựng bởi tổ chức CARE Quốc tế tại Nigeria năm 1991. Cho tới nay, mô hình đã đem lại những tác động tích cực trong xóa đói giảm nghèo và nâng cao vị thế của phụ nữ. Mô hình hiện đã được nhân rộng tại rất nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Á và Mỹ la tinh thu hút hơn 12 triệu thành viên tham gia.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.