Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗi niềm làng bún “tiến vua”

PV - 15:16, 04/05/2018

Cả làng có 700 hộ thì chỉ có duy nhất 5 hộ làm nghề khiến nghề truyền thống có lịch sử hàng nghìn năm đang đứng trước tương lai bị biến mất. Đây là nỗi niềm của chính quyền và người dân xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Sợi dây nối truyền thống

Thôn Mạch Tràng là một trong tám thôn thuộc “Bát xã Loa thành”; hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng Giêng, du khách thập phương lại náo nức về tham dự lễ hội tại đền An Dương Vương.

Những dấu tích vàng son của lịch sử dân tộc thời An Dương Vương, với câu chuyện nàng công chúa Mỵ Châu, hiện vẫn còn lưu tại Mạch Tràng. Đó là đình Mạch Tràng-di tích lịch sử quốc gia, là am thờ công chúa Mỵ Châu,… Và đặc biệt là nghề làm bún truyền thống; theo truyền thuyết là vật phẩm dùng để tiến vua An Dương Vương.

Làng nghề bún Mạch Tràng gắn với câu chuyện nàng công chúa Mỵ Châu. (Trong ảnh: Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng). Làng nghề bún Mạch Tràng gắn với câu chuyện nàng công chúa Mỵ Châu.(Trong ảnh: Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng).

 

Ở Mạch Tràng hiện vẫn lưu truyền câu chuyện: Từ ngàn năm trước, trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ dạm hỏi công chúa Mỵ Châu, người đầu bếp nọ chẳng may làm đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Hốt hoảng, anh vội vàng nhấc chiếc rổ lên, thì thấy bột gạo đã kết thành những sợi dây dài màu trắng. Tiếc của, lại không biết làm gì với những sợi bột trắng kia, sẵn có rau cần, anh bèn xào trộn cả hai lại với nhau.

Khi yến tiệc được bày lên, vua An Dương Vương lấy làm thích thú khi nhìn thấy thức ăn lạ, với những sợi nhỏ màu sắc trang nhã, mang hương đồng gió nội. Nhà vua hết lời khen ngợi. Món bún xào rau cần ngẫu nhiên trở thành món ăn đặc biệt trong thực đơn đãi khách của nhà vua.

Nguồn gốc của bún Mạch Tràng là vậy. Từ đó, bún đã trở thành đặc sản của vùng Cổ Loa, được dâng cúng hằng năm vào dịp lễ hội đền (ngày 6 tháng Giêng), hay ngày 13 tháng Tám (ngày ăn hỏi công chúa Mỵ Châu).

Không chỉ gắn với truyền thuyết đẹp, bún Mạch Tràng còn được biết đến là món ăn dân dã, đặc trưng. Khác với những loại bún của các làng nghề khác của Hà Nội, bún Mạch Tràng không trắng bằng, nhưng dai, dẻo, và đặc biệt là có thể bảo quản được 2-3 ngày mà không bị chua, hỏng.

Ông Nguyễn Văn Viết, một hộ làm bún ở làng Mạch Tràng cho biết: So với nhiều ngành nghề khác, nghề làm bún thu nhập không cao nhưng nếu cần cù thì cuộc sống cũng khá ổn định. Hơn nữa, đây là nghề truyền thống, người trong làng do yêu và trân trọng nghề nên bảo nhau cố gìn giữ”.

Nỗi lo mai một

Ngon và nổi tiếng là vậy nhưng nghề làm bún truyền thống ở Mạch Tràng hiện đang đứng trước nguy cơ biến mất. Theo số liệu của UBND xã Cổ Loa, thôn Mạch Tràng hiện có 700 hộ thì chỉ còn 5 hộ làm nghề. Nhưng việc giữ được số lượng người làm nghề bún truyền thống ở Mạch Tràng hiện cũng rất khó khăn.

Theo chia sẻ của các hộ làm bún ở Mạch Tràng, để ra được mẻ bún như ý, người Mạch Tràng phải dậy từ 2h để khoảng 5-6h sáng có bún thành phẩm giao cho các chợ, nhà hàng... Nhọc nhằn là vậy nhưng giá bún cũng chỉ 8.000-10.000 đồng/kg, lãi không nhiều so với nghề khác.

Sản xuất bún tại làng Mạch Tràng. (Ảnh tư liệu) Sản xuất bún tại làng Mạch Tràng. (Ảnh tư liệu)

 

Để giữ nghề truyền thống cho làng Mạch Tràng, xã Cổ Loa cũng đã triển khai chính sách hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Kim Nhật, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Loa, năm 2009, xã đã thực hiện Dự án xây dựng mô hình sản xuất bún và giao cho làng Mạch Tràng lựa chọn 7 hộ gia đình có đủ điều kiện về máy móc, kỹ thuật để triển khai; dự án có tổng kinh phí hơn 140 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ có 4 hộ đăng ký; một hộ vẫn làm nghề bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Theo ông Nguyễn Văn Chung, hộ duy nhất làm nghề bằng phương pháp thủ công ở Mạch Tràng, mỗi tuần, gia đình chỉ làm đủ hàng bán tại chợ quê vào thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày chợ phiên. Giờ con cháu trong gia đình không thích theo nghề này, vất vả mà thu nhập thấp nên ông Chung cũng đang có ý định bỏ nghề.

Thiết nghĩ, nghề làm bún ở Mạch Tràng là nghề lâu đời và cần duy trì, phát triển bởi không chỉ mang ý nghĩa cho một vùng đất thiêng mà còn góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Các cấp chính quyền xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và TP. Hà Nội cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân để khôi phục và phát triển một nghề truyền thống gắn với lịch sử dân tộc.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.