Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Niềm tin từ lời hứa của các Bộ trưởng

PV - 10:00, 02/11/2018

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, có nhiều đại biểu quan tâm chất vấn các Bộ trưởng về các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi. Theo giải đáp, trả lời của các Bộ trưởng, một tín hiệu vui là trong thời gian tới, vùng DTTS, miền núi sẽ tiếp tục dành được sự ưu tiên để phát triển cùng đất nước. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến phát biểu, giải trình của một số Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Tiếp tục tham mưu cho Chính phủ để tập trung nguồn lực cho vùng DTTS.baodantoc_nguyen_chi_dung

Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ là 3 vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống với điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, có địa hình rất phức tạp, hạ tầng còn yếu kém. Đặc biệt là rất khó thu hút đầu tư, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với 3 vùng này luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả phần ngân sách của Trung ương cũng như nguồn vốn ODA. Trong những năm vừa qua đã cải thiện và tăng dần các tỷ trọng đầu tư cho 3 khu vực này.  Ví dụ, vùng trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ trọng là 2,61%, đến 2016-2017 đã tăng lên 4,32%, khu vực Tây Nguyên tăng từ 1,5% lên 2,05%,…

Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp. Tỷ lệ thấp ở đây có một đặc thù là nhiều dự án nhưng quy mô nhỏ, tổng giá trị còn thấp, chủ yếu tập trung vào các vấn đề y tế, an sinh xã hội, giáo dục và cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong thời gian tới, sẽ sử dụng các nguồn lực, nhất là ODA, cùng với các nhà tài trợ, tiếp tục quan tâm tham mưu cho Chính phủ để có những dự án ODA tăng lên cho phù hợp với các khu vực này có điều kiện phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường: Nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm đặc hữu gắn với tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển vùng DTTS, miền núi.

baodantoc_nguyen_xuan_cuong

Về xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền núi, vùng đồng bào DTTS, mặc dù Chính phủ đã đầu tư hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho các xã, huyện, tỉnh miền núi nhưng khoản hỗ trợ này chưa đủ so với yêu cầu phát triển các địa phương miền núi, vùng đồng bào DTTS. Trong các tiêu chí nông thôn mới, đẩy mạnh thu nhập của người dân là một tiêu chí cơ bản, vì thế muốn đẩy mạnh tiêu chí này, phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó có giải pháp trọng tâm là thúc đẩy sản xuất trên cơ sở tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách phát huy lợi thế ngay tại vùng đó.

Tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách tạo ra những sản phẩm đặc hữu là một hướng phát triển kinh tế của nhiều địa phương miền núi.(Trong ảnh: Vùng chè của TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu). Tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách tạo ra những sản phẩm đặc hữu là một hướng phát triển kinh tế của nhiều địa phương miền núi.(Trong ảnh: Vùng chè của TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu).

Vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ quyết định tổ chức Hội nghị gắn du lịch trải nghiệm với Chương trình nông thôn mới để qua đó phát triển kinh tế nông thôn mang tính chất đặc hữu ở vùng này. Những biện pháp nhằm biến những vùng không có lợi thế từng bước trở thành lợi thế, tạo ra nhiều sản phẩm đặc hữu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những chương trình nghiên cứu để phục hồi những giống cây, con đặc sản gắn với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp để cùng với giải pháp vĩ mô khác, từng bước phát triển vùng DTTS, miền núi.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện: Huy động sức mạnh của toàn xã hội để bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.

Bảo tồn các di sản văn hóa đối với đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong những năm vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành điều tra, kiểm kê để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS. Đến nay đã có 134/271 di sản văn hóa phi vật thể của cả nước đã đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới đó là múa xòe Thái và hát Then-đàn Tính.

Niềm tin từ lời hứa của các Bộ trưởng

Đến nay đã hỗ trợ phục dựng và bảo tồn được 85 lễ hội của đồng bào các DTTS. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện Đề án Bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống, đến nay đã có 32 làng, bản, buôn của 25 dân tộc được bảo tồn. Đã tiến hành triển khai Dự án Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục của các DTTS. Hàng năm đã thực hiện nhiệm vụ bảo tồn khẩn cấp văn hóa các DTTS có số dân dưới 10.000 người thông qua việc mở các lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể; đã tiến hành phong tặng 276 nghệ nhân ưu tú là đồng bào DTTS…

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng di sản văn hóa của đồng bào dân tộc có nguy cơ mai một và biến dạng, trong đó có một nguyên nhân là không có nguồn ngân sách riêng. Đề nghị huy động sức mạnh của toàn xã hội để bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.

THANH HUYỀN ( lược ghi )

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.