Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những vườn dược liệu dưới tán rừng Thần Sa

PV - 15:09, 22/05/2018

Men theo con đường đất trơn trượt trong cánh rừng Thần Sa-Phượng Hoàng, chúng tôi đến với xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).

Đây chính là ngã 3 của tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Kạn và là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao.

Hướng đi mới

Giữa nơi thâm sơn cùng cốc này, những năm gần đây đời sống người dân đã có sự khởi sắc khi đưa cây ba kích vào trồng. Ông Hoàng Văn Hướng (xóm Bản Cái, xã Nghinh Tường) bộc bạch, từ lâu đời, người dân quê ông vốn chỉ biết hái củi, săn thú… Gần đây, khi Nhà nước “đóng cửa rừng”, người dân không khai thác rừng tự nhiên nữa mà chuyển sang trồng ngô, sắn. Tuy nhiên, trên mảnh đất cằn này, lương thực đủ ăn là may chứ chưa nói gì đến chuyện thoát nghèo.

Nhờ trồng ba kích, đời sống người dân ở Nghinh Tường đã dần khởi sắc. Nhờ trồng ba kích, đời sống người dân ở Nghinh Tường đã dần khởi sắc.

 

Năm 2012, cán bộ Trường Đại học Thái Nguyên cùng với Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa đã hướng dẫn người dân thử nghiệm trồng ba kích. Gia đình ông Hướng đã mạnh dạn tham gia mô hình mới này. Nhờ đó, gia đình ông đã thoát nghèo 3 năm nay. Đến nay, gia đình đã xây được căn nhà mới khang trang.

Còn ông Hoàng Văn Mót (xóm Thâm Thạo, xã Nghinh Tường) vui mừng chia sẻ, tham gia mô hình, gia đình ông trồng 1ha ba kích. Mới đây, qua kiểm tra thì đường kính thân củ ba kích đã phát triển được 1-2cm. Ước lượng mỗi khóm có thể cho sản lượng đạt khoảng 3kg/củ. Nếu tính trên toàn bộ 1.000 hom của diện tích 1ha thì sản lượng đã đạt 3 tấn, tương đương với 600kg củ khô nhân với giá thị trường thu mua ba kích hiện nay là 400.000đồng/kg thì ông Mót sẽ có 240 triệu đồng. Chia 3 năm, mỗi năm sẽ cho thu nhập 80 triệu đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ giúp người dân có thể thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Cũng nằm trong cánh rừng Thần Sa, người dân xã Cúc Đường bước đầu đã hình thành vùng dược liệu với nhiều loại cây khác nhau. Ông Hoàng Quốc Anh, Chủ tịch UBND xã Cúc Đường cho biết, từ đầu năm 2018, xã đã được khoanh vùng xây dựng cây dược liệu gồm các loại cây: Đàn hương, mạnh môn, thiên môn đôn. Do mới được đưa vào trồng thử nghiệm nên kết quả chưa nhiều nhưng Chủ tịch UBND xã Cúc Đường tỏ ra rất tự tin, với hướng đi này, người dân Cúc Đường sẽ có những bước đột phá trong tương lai.

Cần có tầm nhìn xa

Ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Võ Nhai cho biết, hiện nay, Chính phủ cũng đã chính thức ra lệnh “đóng cửa rừng”. Vì vậy, các mô hình sinh kế mới không làm tổn hại đến rừng mà vẫn phát triển kinh tế luôn được ngành Kiểm lâm khuyến khích.

Ở địa bàn Võ Nhai, những năm gần đây, đã và đang hình thành các vùng dược liệu, như vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, với quy mô 18ha ở 2 xã Cúc Đường và Nghinh Tường, trong đó, vùng trồng cây dược liệu ở xã Nghinh Tường là 10ha, với các loại cây dược liệu, như: ba kích, trà hoa vàng. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 5,5 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hỗ trợ 4,7 tỷ đồng, còn lại là đơn vị thực hiện đối ứng).

Năm 2017, Võ Nhai cũng tiến hành xây dựng mô hình trồng nghệ dược liệu, với diện tích 13ha ở 4 xã, thị trấn: đình cả, tràng xá, phương giao, liên minh theo mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nông-Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp). Hiện nay, cây nghệ phát triển tốt. Ngoài ra, ở một số địa phương, người dân cũng chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trồng các cây dược liệu mới như, Công ty Cổ phần Nông dược Vạn Xuân liên kết người dân 3 xã Mỏ Gà, Ba Nhất, Cao Lầm trồng hơn 2ha đinh lăng, 7ha hà thủ ô…

Có thể nói, phát triển các mô hình trồng dược liệu là hướng đi đúng của đồng bào các dân tộc huyện Võ Nhai. Đây là một loại hình sinh kế phù hợp với giai đoạn hiện nay, vừa góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường lại đem lại thu nhập kinh tế cao.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, chính quyền và người dân cần có quy hoạch từ trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ; nhất là khâu chế biến và thị trường. Người dân cần chủ động tìm đầu ra bền vững tránh trồng ồ ạt rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”.

Hiện nay, Chính phủ cũng đã chính thức ra lệnh “đóng cửa rừng”. Vì vậy, các mô hình sinh kế mới không làm tổn hại đến rừng mà vẫn phát triển kinh tế luôn được ngành kiểm lâm khuyến khích”.

Ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Võ Nhai

HIẾU ANH

 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.