Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những người nặng lòng với văn hóa dân tộc

PV - 14:22, 09/04/2018

Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi với 3 dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca dong, sống chủ yếu ở các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Tây Trà và Minh Long. Những năm qua, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây luôn đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, đáng mừng là vẫn có những người con của buôn làng nặng lòng với việc lưu giữ giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Các nghệ nhân trình diễn, hướng dẫn dân làng cách đánh chiêng. Các nghệ nhân trình diễn, hướng dẫn dân làng cách đánh chiêng.

 

Ở huyện vùng cao Sơn Tây, trong vài năm gần đây xuất hiện nhiều nghệ nhân được dân làng bình chọn và phong tặng. Những nghệ nhân ấy, tự lo chế tác bảo tồn và gìn giữ nhạc cụ của dân tộc mình. Chẳng hạn như trường hợp vợ chồng trẻ Đinh Văn Siêng và Đinh Thị Hạ ở xã Sơn Long.

Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Siêng đã có mơ ước, sau này lớn lên mình sẽ sưu tầm các nhạc cụ và đồ dùng sinh hoạt của người Ca dong. Sau khi xây dựng gia đình anh đã bàn với vợ là chị Đinh Thị Hạ xây dựng bảo tàng tại nhà riêng của mình. Thấy ý tưởng của chồng rất hay chị Hạ đồng tình cùng chồng bỏ công tìm tòi, xin, mua các đồ dùng sinh hoạt và các nhạc cụ cổ truyền của tộc người Ca dong. Anh Siêng cho biết:

“Ban đầu mới làm công việc này, bà con ai cũng nói thằng Siêng “hâm”, không lo đi nương rẫy mà suốt ngày lo đi tìm chiêng, ché, đàn Broot để mua. Được cái vợ mình ủng hộ nhiệt tình nên công việc và niềm đam mê của mình được thực hiện thuận lợi...”.

Để bà con hiểu rõ giá trị và mục đích ý nghĩa của việc mình làm, anh đã nhờ đến các già làng vận động tuyên truyền thuyết phục. Sau khi hiểu được việc làm của vợ chồng anh, bà con đã đến tận nhà tặng cho anh nhiều hiện vật và nhạc cụ có giá trị.

Truyền lửa đam mê văn hóa dân tộc cho lớp trẻ. Truyền lửa đam mê văn hóa dân tộc cho lớp trẻ.

 

Trong ngôi nhà nhỏ của vợ chồng anh Siêng các hiện vật được trưng bày khá ngăn nắp, khách đến thăm quan dễ nhìn, tiếp cận tìm hiểu. Anh Siêng nhiệt tình hướng dẫn nói rõ giá trị của từng loại nhạc cụ. Du khách yêu cầu muốn thưởng thức anh sẵn sàng phục vụ. Mục đích ý nghĩa chính việc làm của vợ chồng anh là làm sao cho nhiều người biết trên đường Đông Trường Sơn có tộc người Ca dong giàu bản sắc văn hóa cổ truyền. Họ là những nghệ sĩ của núi rừng miền Tây Quảng Ngãi. Người Ca dong không chỉ đánh giặc giỏi mà còn đàn và hát rất hay.

“Bảo tàng” của anh Siêng, chị Hạ hằng ngày luôn mở cửa phục vụ khách. Anh Siêng mơ ước Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí để trên đường Đông Trường Sơn có thêm nhiều cặp vợ chồng trẻ lập “bảo tàng” tại nhà như vợ chồng anh đang làm. Làm được điều này, chắc chắn những giá trị bản sắc văn hóa cổ truyền của tộc người Ca dong sẽ được lan tỏa khắp nơi trong nước và quốc tế.

Còn ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi, nơi cư trú lâu đời của người Hrê, những đặc trưng giá trị văn hóa cổ truyền của tộc người Hrê cũng được bà con gìn giữ và bảo tồn tại nhà khá tốt. Hầu như các đoàn thăm quan, nhiếp ảnh, quay phim nào về huyện cũng đến tận hộ gia đình các nghệ nhân.

Các già làng ở huyện Sơn Hà giao lưu nhạc cụ đàn và hát dân ca. Các già làng ở huyện Sơn Hà giao lưu nhạc cụ đàn và hát dân ca.

 

Nghệ nhân dân gian, già làng Đinh Ngọc Su, ở xã Sơn Thượng là người khởi đầu cho phong trào vận động bà con lập bảo tàng tại nhà riêng. Ông chia sẻ, bà con mình làm việc này là góp phần giữ gìn của quí cho dân tộc mình. Mai kia nếu du lịch phát triển những nghệ nhân sẽ là những hạt nhân đi đầu trong phong trào lao động sản xuất và xóa đói giảm nghèo.

Suy nghĩ như vậy, cho nên hàng chục năm qua nghệ nhân Đinh Ngọc Su đã ra sức giữ gìn nhạc cụ sáo Tà vố của người Hrê. Đây là loại nhạc cụ được làm bằng đất sét, phơi khô và dùng hơi thổi lên nghe rất hay. Chiều chiều sau giờ lên nương rẫy tiếng sáo Tà vố của ông Su lại vang lên, đàn trâu lại về chuồng. Những đứa trẻ trong làng nghe ông thổi sáo thường tụ tập nhà ông rất vui. Ông Su vừa biểu diễn sáo Tà vố vừa hát Ka Lêu rất hay.

Tiếng sáo Tà vố của già Su được đi biểu diễn nhiều nơi trong và ngoài nước. Học tập cách làm của ông Su hiện nay ở huyện miền núi Sơn Hà cũng đã xuất hiện nhiều nghệ nhân do người dân phong tặng như Đinh Văn Trên, xã Sơn Thành, Đinh Văn Giót, xã Sơn Thượng và Đinh Công Bôn, xã Sơn Trung cũng đang miệt mài với công việc sưu tầm gìn giữ nhạc cụ cổ truyền của người Hrê…

ĐINH QUANG

 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.