Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những mô hình kinh tế hiệu quả ở miền núi Phú Yên

PV - 09:46, 19/03/2018

Phát huy thế mạnh cây công nghiệp, trồng rừng và cây ăn trái tại các địa phương miền núi tỉnh Phú Yên đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình cho thu nhập cao.

Những năm gần đây, cây mía đã giúp người dân miền núi Phú Yên có thu nhập cao. Những năm gần đây, cây mía đã giúp người dân miền núi Phú Yên có thu nhập cao.

 

Kinh tế hộ phát huy hiệu quả

Những năm gần đây, mô hình trồng rừng kinh tế gắn với trang trại đã và đang phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình ở các xã miền núi tỉnh Phú Yên. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Văn Phước ở xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa). Với 15ha đất rừng, gia đình ông trồng keo, xà cừ, măng tre… mỗi năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng, mang lại cho gia đình ông một cuộc sống khá giả.

“Có đất rồi, gia đình chỉ bỏ công sức chăm sóc. Ngắn ngày thì trồng màu, nuôi gà, thả cá vừa phục vụ sinh hoạt của gia đình vừa có sản phẩm ra chợ bán. Lâu dài thì trồng keo làm vốn tích lũy”, ông Phước chia sẻ.

Tương tự, già làng Nay Khang ở xã Ea Chà Rang (huyện Sơn Hòa), cho biết: Nhà tôi có gần 5ha đất rẫy. Trước đây trồng đậu, lúa nước, rau màu, thu nhập chỉ vừa đủ tiêu. Từ khi có nhà máy đường, tôi chuyển sang trồng mía, hợp đồng tiêu thụ cho nhà máy nên thu nhập cao hơn hẳn. Mỗi vụ trừ chi phí, tôi thu lãi từ 100-120 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chăn nuôi nông hộ theo quy mô lớn là một hướng đi mới, giúp một số hộ dân miền núi trở thành tỷ phú như ông Nguyễn Nhợ ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh). Với trại heo khoảng 1.000 con, mỗi năm gia đình ông thu về hơn 1,6 tỷ đồng. Ông Nhợ cho biết: “Tôi đầu tư tiền làm chuồng trại kiên cố, hệ thống thông gió, máng ăn tự động và áp dụng kỹ thuật nuôi bằng đệm lót sinh học. Nhờ nuôi số lượng lớn, chất lượng đạt chuẩn nên được Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam bao tiêu đầu ra với giá thành ổn định”.

Đa dạng các thành phần kinh tế

Theo Ban Dân tộc Phú Yên, ở vùng miền núi của tỉnh, việc xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng chuyên canh sản xuất đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển với các mô hình trang trại, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Cùng với đó, việc đầu tư hạ tầng cơ sở, hoàn thiện hệ thống giao thông đã thúc đẩy giao thương, mở thêm các nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ và cho ra đời các doanh nghiệp tư nhân. Trong đó có những ông chủ doanh nghiệp là người DTTS.

Điển hình như ông Nay Y Ngót, chủ DNTN Siêu thị điện máy Việt Đức ở thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh). “Năm 2013, gia đình tôi quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân. Đến nay đã 5 năm, mô hình này phù hợp với gia đình tôi và ngày càng phát triển đi lên. Hiện Siêu thị điện máy Việt Đức hoạt động hiệu quả, cho lãi từ 50-100 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho 10-15 lao động, với mức lương 3-7 triệu đồng/tháng”, ông Nay Y Ngót chia sẻ.

Cùng với chủ trương xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, ngoài sự phát triển của kinh tế tư nhân, vùng miền núi đang hướng tới vực dậy thành phần kinh tế tập thể. Theo ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, các hộ nhỏ lẻ ít vốn ít đất sản xuất cần tập hợp nhau lại cùng sản xuất lớn và làm kinh tế hộ thông qua sự hỗ trợ của các HTX. Trên địa bàn huyện có 11 HTX cho doanh thu hơn 12 tỷ đồng. Các HTX đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Hiện Đồng Xuân đang xây dựng mô hình các HTX kiểu mới tại các xã đăng ký về đích nông thôn mới, để nhân rộng ra các xã khác và thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện. Chính quyền kỳ vọng các HTX, tổ hợp tác sẽ là các đơn vị kinh tế quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống vùng nông thôn miền núi khó khăn.

Ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh HTX Phú Yên cho biết: “So với kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân thì thành phần kinh tế tập thể tại miền núi còn chậm phát triển. Tuy vậy, mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò riêng nên để tạo ra sự phát triển hài hòa giữa các khu vực. Với các xã thì thành phần kinh tế tập thể sẽ được đẩy mạnh củng cố, kiện toàn trong thời gian tới theo hướng tổ chức quản lý sản xuất, đại diện pháp nhân tiêu thụ nông sản cho người dân…”.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.