Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những chiếc giỏ đựng rác của ông Túc

PV - 14:57, 28/05/2018

Gần 2 năm nay, người dân ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông ở tuổi lục tuần có nước da ngăm, khuôn mặt hiền từ cặm cụi ngồi đan giỏ bên vệ đường.

Những chiếc sọt được ông đan xong có dòng chữ “Chi hội nông dân khu dân cư số 19 vì môi trường thân thiện”.

Chia sẻ về công việc của mình, cụ ông Đoàn Túc nhớ lại: Năm 2015, khi Đà Nẵng phát động “Năm văn hóa, văn minh đô thị”, ông nảy sinh ý tưởng sẽ làm một việc gì đó để góp phần giúp thành phố xanh-sạch-đẹp hơn. Thấy đường phố khu vực mình sinh sống không được mỹ quan, sạch đẹp là do bà con đặt “thùng rác” mỗi người mỗi kiểu, không đồng bộ bởi có người dùng thùng xốp, thùng sơn, thùng các tông…, làm cho đường phố trở nên nhếch nhác. Lại thêm những cái thùng kín đáy khi phơi ngoài mưa nắng, chứa nước mưa gây hôi thối, muỗi ruồi sinh sản, gây bệnh tật và chảy nước rỉ rác ra đường mỗi khi các nhân viên vệ sinh môi trường khi thu gom. Ông liền có suy nghĩ phải có dụng cụ đựng rác để làm sạch tuyến đường mà nhân viên vệ sinh cũng thuận tiện trong việc thu gom, dọn dẹp.

Từ khi có chiếc sọt đựng rác, người dân khu dân cư số 19 ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh môi trường khu phố. Từ khi có chiếc sọt đựng rác, người dân khu dân cư số 19 ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh môi trường khu phố.

 

Sau thời gian tìm hiểu, ông Túc nhận thấy các sản phẩm làm từ dây ni-lông phế thải từ bao gói gạch men và vật liệu xây dựng có độ bền chắc, có thể sử dụng được lâu dài. Ông quyết định chọn thứ vật liệu này và bắt tay đan những chiếc giỏ đựng rác.

“Hằng tuần, tôi đến các cơ sở gạch men phụ việc cùng họ rồi xin những sợi dây ni-lông bỏ đem về nhà để làm. Đây là vật liệu khó phân hủy, nếu mình không dùng mà để họ thải bỏ ra môi trường cũng góp phần gây ô nhiễm”, ông Túc nói.

Vốn là một thợ may mui nệm, dần dần ông tạo ra những chiếc giỏ rác có chiều cao 0,4-0,5m, đường kính 0,4m. Công việc không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn và nhẫn nại. Mỗi ngày, lom khom từ sáng đến khuya, ông Túc cũng chỉ đan được tầm 3 chiếc sọt. Cứ lặng lẽ như thế, gần 2 năm nay đã có hơn 300 chiếc sọt đựng rác “made in ông Túc” được ra đời. Ban đầu, ông Túc đặt những giỏ đựng rác tại các ngã ba, ngã tư của khu phố để phục vụ người dân. Dần dần, tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người đến “đặt hàng” những chiếc sọt rác của ông. Mỗi chiếc sọt rác ông Túc bán với giá từ 20 đến 30 nghìn đồng, tùy theo yêu cầu của người đặt mua.

Hiện nay, Hội Nông dân phường Hòa Thọ Đông đã có kế hoạch tìm kiếm nông dân trên địa bàn phường có nghề truyền thống như ông Đoàn Túc để xây dựng thành cơ sở sản xuất sọt thân thiện môi trường. Đồng thời, chủ động hỗ trợ người dân tìm kiếm thị trường để có đầu ra cho sản phẩm, vừa tạo việc làm cho hội viên già vừa bảo vệ môi trường.

LAN ANH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.