Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những câu hỏi từ công tác giảm nghèo

PV - 14:46, 19/09/2018

Sau hai năm thực hiện nghị quyết số 76/2014/Qh13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 với nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác này. Điều đáng suy ngẫm nhất là tổng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo rất lớn nhưng giảm nghèo chưa bền vững.

Bài 1:Vì sao giảm nghèo chưa bền vững?

giảm nghèo hiện vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chưa thể thoát nghèo.

Tái nghèo phát sinh lớn

Theo báo cáo của Chính phủ kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (giai đoạn 2017-2018), đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 6,7% (giảm 1,53% so với cuối năm 2016). Giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, đạt và vượt so với mục tiêu đề ra từ 11,5%/năm... Ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1-1,3% so với đầu năm 2018.

Không phủ nhận những nỗ lực giảm nghèo của cả hệ thống chính trị với những thành quả đạt được rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, bằng 22,98% so với tổng số hộ thoát nghèo. Chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2017), thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước.

Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh chỉ rõ, thành quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Đó là đến tháng 3/2018, tuy đã có 8/64 huyện thoát nghèo; 14/30 huyện hưởng chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, nhưng lại có thêm 29 huyện (thuộc 18 tỉnh) được bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 20182020. 12 tỉnh có tỷ lệ tái nghèo tăng rõ rệt (tăng từ 0,03% trở lên), trong đó gồm cả một số tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội thuận lợi như: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Kiên Giang…; một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu có tỷ lệ tái nghèo tăng mạnh trong năm 2017. Chỉ có 5 tỉnh, thành phố không có hộ nghèo mới phát sinh hoặc không đáng kể…

Lý giải về tỷ lệ hộ nghèo gia tăng tại các địa phương, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung cho biết: đối với các vùng gia tăng hộ nghèo và tình trạng tái nghèo nhanh là do bão lũ nhiều, như một số địa bàn miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, mới đây là Thanh Hóa. Thứ hai là do có tình trạng tách hộ… Có hay không tình trạng trục lợi chính sách? Đây là câu hỏi được rất nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Có hay không tình trạng trục lợi chính sách?

Liệu chính sách có đến đúng đối tượng, đúng mục đích đặt ra hay không? Việc tách hộ khiến phát sinh hộ nghèo tập trung rất nhiều ở một số tỉnh đồng bằng có điều kiện thuận lợi, việc này có động cơ gì không? Vì sao số huyện thoát nghèo lại ít hơn số huyện bổ sung vào danh sách huyện nghèo?

Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải băn khoăn khi tất cả cơ chế chính sách, con người, nguồn lực như nhau, nhưng có nơi tốc độ giảm nghèo nhanh, có nơi chậm. Ngoài yếu tố khách quan là thiên tai, bão lũ thì cần đánh giá nguyên nhân chủ quan một cách chính xác.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Lê Thị Nga nhận định: Công tác thanh tra, kiểm tra rất quan trọng. Dư luận xã hội, báo chí phản ánh nhiều về tình trạng cán bộ đưa người thân không đúng đối tượng vào danh sách hộ nghèo để trục lợi chính sách hoặc có đối tượng thụ hưởng chính sách lại không phải hộ nghèo, hoặc sai phạm trong sử dụng vốn, thất thoát, lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Vì vậy tình trạng này như thế nào, việc xử lý vi phạm đến đâu?” .

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, cần nhìn nhận thực tế, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao, không hợp lý giữa các vùng miền. Cần xác định rõ trách nhiệm của từng địa phương trong công tác giảm nghèo, chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng nhiều hộ không muốn thoát nghèo; chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp chính quyền trong công tác này. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần nhận diện chính xác, công bằng tình trạng nghèo của địa phương mình để tìm ra giải pháp phù hợp. Thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội và các cấp chính quyền, không thể trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách của nhà nước; cần nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả…

Có thể thấy, tổng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Tổng nguồn lực ngân sách Trung ương tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là trên 41 nghìn tỷ đồng. Số vốn đã giao 03 năm (2016-2018) là trên 21 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 52,1%. Vốn lồng ghép từ 21 Chương trình mục tiêu với tổng vốn thực hiện Chương trình được phê duyệt là trên 189 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước đã bố trí trên 44 nghìn tỷ đồng trong 02 năm (2016-2017) để thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, ngoài số kinh phí bố trí trong cân đối ngân sách địa phương, dự toán năm 2018 ngân sách Trung ương bố trí tăng thêm khoảng 15.897 tỷ đồng để thực hiện một số chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo.

Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các địa phương đã thực hiện huy động thêm nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Theo báo cáo chưa đầy đủ, tổng số tiền huy động dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2016 là trên 7 nghìn tỷ đồng; năm 2017 là gần 6 nghìn tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2018 là 3.600 tỷ đồng. Tại Chương trình “chung tay vì người nghèo năm 2017” đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ cho người nghèo với số tiền hơn 264 tỷ đồng…

Rõ ràng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Cả xã hội cùng chung tay vì người nghèo với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” nhưng kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vẫn đặt ra nhiều câu hỏi cần phải có câu trả lời thỏa đáng.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.