Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhìn lại Năm APEC 2017: Việt Nam nâng cao vị thế quốc tế

PV - 08:40, 26/12/2017

Lần thứ 2 đăng cai tổ chức Năm APEC là dịp để Việt Nam nâng tầm quan hệ song phương với các nước, đưa thế và lực của Việt Nam lên một bước tiến mới.

Năm APEC 2017 và trọng tâm là Tuần lễ Cấp cao APEC diễn ra từ ngày 6-11/11/2017 tại Đà Nẵng là sự kiện ngoại giao lớn nhất, nổi bật nhất của Việt Nam. Trong ảnh: Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Tiệc chiêu đãi các Nhà lãnh đạo APEC và Phu nhân tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC. Năm APEC 2017 và trọng tâm là Tuần lễ Cấp cao APEC diễn ra từ ngày 6-11/11/2017 tại Đà Nẵng là sự kiện ngoại giao lớn nhất, nổi bật nhất của Việt Nam. Trong ảnh: Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Tiệc chiêu đãi các Nhà lãnh đạo APEC và Phu nhân tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Sự thành công của APEC 2017 được thể hiện ở nỗ lực của Việt Nam từ công tác chuẩn bị cho sự kiện cũng như chuẩn bị các nội dung thảo luận của từng hội nghị. Đây là đánh giá chung của các nền kinh tế thành viên tham dự. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự thành công của APEC 2017 được thể hiện ở nỗ lực của Việt Nam từ công tác chuẩn bị cho sự kiện cũng như chuẩn bị các nội dung thảo luận của từng hội nghị. Đây là đánh giá chung của các nền kinh tế thành viên tham dự. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

 

apec_3_VTUX Với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã tạo được sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” với 4 ưu tiên được các thành viên quan tâm ủng hộ: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Phiên toàn thể Đối thoại giữa các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC).

 

Tiến sĩ Denis Hew, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC đánh giá cao những chủ đề và những nội dung mà Việt Nam đưa ra rất phù hợp với tình hình hiện nay và tương lai của APEC. Vị quan chức này cũng bày tỏ sự ấn tượng về một trong những ưu tiên của Việt Nam là nhìn nhận vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số. Trong ảnh: Phiên họp kín thứ nhất với chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững trong kỷ nguyên số” của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25. Tiến sĩ Denis Hew, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC đánh giá cao những chủ đề và những nội dung mà Việt Nam đưa ra rất phù hợp với tình hình hiện nay và tương lai của APEC. Vị quan chức này cũng bày tỏ sự ấn tượng về một trong những ưu tiên của Việt Nam là nhìn nhận vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số. Trong ảnh: Phiên họp kín thứ nhất với chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững trong kỷ nguyên số” của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25.

 

Kể từ khi chính thức gia nhập APEC vào năm 1998, đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai diễn đàn quan trọng này. Lần thứ nhất, Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội năm 2006. Trong số 21 nền kinh tế thành viên APEC, Việt Nam là một trong 8 thành viên được đăng cai 2 lần. Trong ảnh (từ trái qua phải): Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường tới địa điểm chụp ảnh chung, sau khi kết thúc Phiên họp kín thứ nhất của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25. Kể từ khi chính thức gia nhập APEC vào năm 1998, đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai diễn đàn quan trọng này. Lần thứ nhất, Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội năm 2006. Trong số 21 nền kinh tế thành viên APEC, Việt Nam là một trong 8 thành viên được đăng cai 2 lần. Trong ảnh (từ trái qua phải): Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường tới địa điểm chụp ảnh chung, sau khi kết thúc Phiên họp kín thứ nhất của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25.

 

Trong năm APEC 2017, Việt Nam đã đón khoảng 21.000 đại biểu tới tham dự các Hội nghị APEC tại các tỉnh thành. Riêng Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là 11.000 người, gồm lãnh đạo cấp cao của hầu hết các nền kinh tế thành viên, các quan chức, cũng như doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit). Trong năm APEC 2017, Việt Nam đã đón khoảng 21.000 đại biểu tới tham dự các Hội nghị APEC tại các tỉnh thành. Riêng Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là 11.000 người, gồm lãnh đạo cấp cao của hầu hết các nền kinh tế thành viên, các quan chức, cũng như doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit).

 

Việc lần thứ 2 đăng cai tổ chức Năm APEC là dịp quan trọng để Việt Nam nâng tầm quan hệ song phương với các nước, đưa thế và lực của Việt Nam lên một bước tiến mới. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Phiên họp kín thứ nhất với chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững trong kỷ nguyên số” của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25. Việc lần thứ 2 đăng cai tổ chức Năm APEC là dịp quan trọng để Việt Nam nâng tầm quan hệ song phương với các nước, đưa thế và lực của Việt Nam lên một bước tiến mới. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Phiên họp kín thứ nhất với chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững trong kỷ nguyên số” của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25.

 

Với 4 chuyến thăm cấp nhà nước của Trung Quốc, Mỹ, Chile và Canada tới Việt Nam; cùng 50 cuộc trao đổi lãnh đạo cấp cao với các nước, trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC, các chuyên gia nhận định Việt Nam ngày càng được nhìn nhận là một đối tác quan trọng trong khu vực. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp song phương Tổng thống Nga Vladimir Putin, một trong các cuộc gặp song phương của Chủ tịch nước với lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế APEC tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Với 4 chuyến thăm cấp nhà nước của Trung Quốc, Mỹ, Chile và Canada tới Việt Nam; cùng 50 cuộc trao đổi lãnh đạo cấp cao với các nước, trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC, các chuyên gia nhận định Việt Nam ngày càng được nhìn nhận là một đối tác quan trọng trong khu vực. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp song phương Tổng thống Nga Vladimir Putin, một trong các cuộc gặp song phương của Chủ tịch nước với lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế APEC tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

 

Một điểm chung từ các cuộc gặp là Lãnh đạo các nền kinh tế, các tập đoàn đều đánh giá cao vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam và những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các Tập đoàn kinh tế dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Một điểm chung từ các cuộc gặp là Lãnh đạo các nền kinh tế, các tập đoàn đều đánh giá cao vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam và những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các Tập đoàn kinh tế dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

 

Điểm nhấn trong Tuần lễ Cấp cao APEC là Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lại chung". Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các Trưởng đoàn dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25 chụp ảnh chung. Điểm nhấn trong Tuần lễ Cấp cao APEC là Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lại chung". Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các Trưởng đoàn dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25 chụp ảnh chung.

 

Tại Hội nghị, các nhà lãnh kinh tế APEC đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng khẳng định thông điệp mạnh mẽ, kịp thời về quyết tâm thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư, tăng trưởng bao trùm, bền vững. Đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị các nhà lãnh kinh tế APEC lần thứ 25 cũng như của Năm APEC 2017. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì buổi ăn trưa làm việc của các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25. Tại Hội nghị, các nhà lãnh kinh tế APEC đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng khẳng định thông điệp mạnh mẽ, kịp thời về quyết tâm thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư, tăng trưởng bao trùm, bền vững. Đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị các nhà lãnh kinh tế APEC lần thứ 25 cũng như của Năm APEC 2017. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì buổi ăn trưa làm việc của các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25.

 

Các nhà lãnh đạo APEC khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết trong APEC trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi. Trong ảnh, phiên bế mạc Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25 và Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch Năm APEC 2018 cho Papua New Guinea. Các nhà lãnh đạo APEC khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết trong APEC trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi. Trong ảnh, phiên bế mạc Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25 và Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch Năm APEC 2018 cho Papua New Guinea.

 

Các nhà lãnh đạo APEC cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy thương mại tự do và thuận lợi hóa đầu tư ở khu vực; hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor; đẩy mạnh tăng trưởng chất lượng, chú trọng nâng cao năng lực liên kết kinh tế quốc tế cho các thành viên. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 chủ trì Họp báo Quốc tế Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25. Các nhà lãnh đạo APEC cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy thương mại tự do và thuận lợi hóa đầu tư ở khu vực; hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor; đẩy mạnh tăng trưởng chất lượng, chú trọng nâng cao năng lực liên kết kinh tế quốc tế cho các thành viên. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 chủ trì Họp báo Quốc tế Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25.

 

 APEC 2017 không chỉ gây ấn tượng tốt đẹp đối với các nhà lãnh đạo APEC mà còn thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới. Trong ảnh, đại biểu các nền kinh tế tham dự hội nghị.(Ảnh: TTXVN)
APEC 2017 không chỉ gây ấn tượng tốt đẹp đối với các nhà lãnh đạo APEC mà còn thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới. Trong ảnh, đại biểu các nền kinh tế tham dự hội nghị.(Ảnh: TTXVN)

 

Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp CEO Summit 2017 được đánh giá là CEO Summit lớn nhất trong lịch sử APEC, là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hùng-Trần Khánh) Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp CEO Summit 2017 được đánh giá là CEO Summit lớn nhất trong lịch sử APEC, là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hùng-Trần Khánh)

 

CEO Summit 2017 với 15 phiên họp trong 3 ngày với hàng chục bài phát biểu của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trumph, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu thế giới và Việt Nam cùng đại diện của các định chế kinh tế quốc tế lớn. Trong ảnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump tại CEO Summit (Ảnh: VTC News) CEO Summit 2017 với 15 phiên họp trong 3 ngày với hàng chục bài phát biểu của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trumph, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu thế giới và Việt Nam cùng đại diện của các định chế kinh tế quốc tế lớn. Trong ảnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump tại CEO Summit (Ảnh: VTC News)

 

Những vấn đề được thảo luận tại CEO Summit là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến mỗi nền kinh tế không chỉ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà trên phạm vi toàn cầu. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc tại phiên khai mạc CEO Summit. (Ảnh: Nguyễn Hùng-Trần Khánh) Những vấn đề được thảo luận tại CEO Summit là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến mỗi nền kinh tế không chỉ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà trên phạm vi toàn cầu. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc tại phiên khai mạc CEO Summit. (Ảnh: Nguyễn Hùng-Trần Khánh)

 

Một nội dung nổi bật khác tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là Hội nghị Bộ trưởng kinh tế 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Một nội dung nổi bật khác tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là Hội nghị Bộ trưởng kinh tế 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP).

 

Hội nghị nhóm họp trong 3 ngày nhất trí với tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới. Trong ảnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì cuộc họp báo công bố Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định TPP. Hội nghị nhóm họp trong 3 ngày nhất trí với tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới. Trong ảnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì cuộc họp báo công bố Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định TPP.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, lần đầu tiên Việt Nam đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit-VBS) với chủ đề "Việt Nam-Đối tác kinh doanh tin cậy", thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 850 doanh nghiệp Việt, còn lại là nước ngoài, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực với môi trường đầu tư Việt Nam. Trong ảnh, Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Chinhphu.vn) Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, lần đầu tiên Việt Nam đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit-VBS) với chủ đề "Việt Nam-Đối tác kinh doanh tin cậy", thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 850 doanh nghiệp Việt, còn lại là nước ngoài, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực với môi trường đầu tư Việt Nam. Trong ảnh, Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Chinhphu.vn)

 

Trong thời gian tổ chức APEC 2017, về mặt hợp tác kinh tế, Việt Nam cũng đã có 121 thỏa thuận với tổng trị giá hơn 20 tỷ USD. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ đã ký một loạt thỏa thuận thương mại lên tới 12 tỷ USD. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hai nước. (Ảnh: Vietnamnet) Trong thời gian tổ chức APEC 2017, về mặt hợp tác kinh tế, Việt Nam cũng đã có 121 thỏa thuận với tổng trị giá hơn 20 tỷ USD. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ đã ký một loạt thỏa thuận thương mại lên tới 12 tỷ USD. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hai nước. (Ảnh: Vietnamnet)
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.