Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhìn lại công tác phòng chống tảo hôn 6 tháng đầu năm

PV - 14:55, 04/07/2018

Mới đây (trung tuần tháng 6/2018), Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo cấp xã tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mô hình điểm trong thời gian qua; đề ra các biện pháp triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới.

Chính quyền cấp xã nâng cao vai trò trong tuyên truyền phòng chống tảo hôn. Chính quyền cấp xã nâng cao vai trò trong tuyên truyền phòng chống tảo hôn.

 

Tại Hội nghị, ông Vương Đình Lập, Phó trưởng Ban Dân tộc kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo cấp xã, đánh giá khái quát tình hình triển khai thực hiện Đề án; những mặt đạt được và tồn tại của các xã mô hình điểm thời gian qua và đề nghị các huyện, các xã mô hình điểm tiến hành thảo luận, trao đổi, bàn bạc, đưa ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện thời gian tới.

Ông Lập cho hay, thời gian qua, dù đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, song nạn tảo hôn vẫn diễn ra khá nhiều tại các địa phương, nhất là tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Điển hình như trong năm 2017, huyện Quỳ Hợp có trên 40 cặp vợ chồng tảo hôn, huyện Con Cuông gần 50 cặp…

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, để giảm được tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc đồng bộ. Vì đây là phong tục, tập quán bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào, không thể dễ dàng bỏ được mà phải tuyên truyền, vận động lâu dài, bền bỉ, bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin, phải áp dụng các chế tài xử phạt theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo các huyện đã phát biểu, nêu lên những khó khăn, thách thức mà lâu nay các huyện, xã cũng đã triển khai bằng nhiều biện pháp nhưng chưa có hiệu quả. Các ý kiến cho rằng, với sự chỉ đạo phối hợp và hỗ trợ của Ban Dân tộc, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban tham mưu phối hợp với các xã triển khai tuyên truyền, vận động đến từng bản làng, từng người dân, đến các trường học, các đối tượng vị thành niên, làm thế nào tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong từng thôn bản năm sau giảm hơn năm trước; phấn đấu đến năm 2025 giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo kế hoạch, mục tiêu mà Đề án của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Kết thúc Hội nghị, ông Vương Đình Lập, Phó trưởng Ban Dân tộc nhấn mạnh, sau Hội nghị này, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến các huyện, xã, thôn, bản trong việc đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền; nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được tác hại, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Có như vậy, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An” mới đạt hiệu quả.

ĐÔNG XUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.