Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nguy cơ sạt lở đất luôn rình rập

PV - 15:17, 14/05/2018

Do địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều sông sâu, núi cao nên người dân ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà thường phải đối diện với tình trạng sạt lở đất.

Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khí hậu có nhiều biến đổi, thiên nhiên đang bị tàn phá nặng nề.

Mùa nắng vẫn lo sạt lở

Dù đang là mùa nắng nóng, nhưng người dân miền núi Quảng Ngãi vẫn luôn bất an khi đi qua các điểm có nguy cơ sạt lở. Chị Hồ Thị Lâm, ở thôn Trà Veo, xã Trà Xinh cho biết: Mọi năm mưa lũ mới lo sạt lở núi, còn bây giờ mùa nắng cũng phải lo. Đợt mưa lũ hồi tháng 11/2017, chúng tôi bị cô lập cả tháng trời không ra huyện được. Thương nhất là lũ trẻ con ngày nào cũng đi học qua các điểm nguy hiểm.

Tình trạng sạt lở đất ở huyện miền núi Tây Trà, gây nhiều khó khăn và nguy hiểm trong việc đi lại của người dân. Tình trạng sạt lở đất ở huyện miền núi Tây Trà, gây nhiều khó khăn và nguy hiểm trong việc đi lại của người dân.

 

Anh Hồ Văn Linh, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà cũng chia sẻ, từ nhà anh ra trung tâm huyện chỉ có một con đường độc đạo. Tuy nhiên, trên cung đường này, có hàng trăm nghìn khối đất đá có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Điển hình như khu vực cầu sông Tang, hiện nay có chi chít vết nứt, đứt gãy, khoét sâu vào chân núi, tạo nhiều hàm ếch. Dù chính quyền địa phương đã nỗ lực khắc phục, tuy nhiên, mới chỉ xử lý được “phần ngọn” như san ủi, dọn khối lượng đất đá chắn ngang đường; còn khối lượng đất đá bị sạt lở rất lớn nhưng chưa đổ xuống đường, còn treo lơ lửng trên vách núi, nguy cơ đổ ụp xuống bất cứ lúc nào thì chưa xử lý được.

Chia sẻ về vấn đề này ông Hoàng Như Lâm Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết, riêng tại cầu sông Tang, điểm sạt lở dài hơn 200m, với khối lượng đất, đá quá lớn, khoảng trên 100.000m3, ước tính kinh phí khắc phục lên đến 25 tỷ đồng. Số tiền này quá lớn, ngoài khả năng của huyện, nên rất mong UBND tỉnh sớm xem xét bố trí ngân sách để huyện khắc phục các điểm sạt lở, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.

Nhiều điểm cần di dời khẩn cấp

Còn tại huyện Sơn Tây hiện có 28 điểm nguy cơ sạt lở, với 340 hộ dân trên 9 xã. Trong đó, có 14 điểm sạt lở với 92 hộ dân cần di dời khẩn cấp. Đơn cử như xã Sơn Mùa, tình trạng sạt lở liên tục xảy ra. Ông Đinh Văn Nùng, một hộ thuộc diện cần di dời khẩn cấp ở thôn Nước Min, xã Sơn Mùa cho biết: Đang là mùa nắng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn kéo dài là nước sông chảy mạnh xói vào, không biết nhà mình sẽ bị cuốn trôi đi lúc nào. Gia đình tôi cũng rất sợ nhưng do nghèo quá, không có điều kiện di dời đi nơi khác.

Không chỉ Sơn Mùa mà ở các xã như Sơn Tinh, Sơn Màu, Sơn Dung, Sơn Liên... tình trạng sạt lở núi, bờ sông, suối cũng đang đe dọa hàng trăm hộ dân. Thậm chí có những hộ dân vào sống trong các khu tái định cư cũng không yên tâm, bởi sạt lở đang tiến sát vào nền nhà.

Ông Trần Đông Phong, Chủ tịch UBND xã Sơn Liên, cho biết: Khu tái định cư Nước Vương, xã Sơn Liên, từ hai năm qua rất nhiều hộ dân phải sống trong tâm trạng lo sợ, vì cả vạt đất vườn phía sau nhà nay trở thành vực sâu, có hai trường hợp người dân thuộc diện di dời khẩn cấp. “Để đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân, đề nghị các cấp, ngành cần bố trí kinh phí để sớm di dời các hộ dân đến nơi ở mới an toàn hơn”, ông Phong kiến nghị.

THANH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.