Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người thầy tâm huyết bảo tồn ngôn ngữ Cơ-tu

PV - 14:31, 07/05/2019

Gặp ông Zơrâm Vui (63 tuổi,) khi ông vừa kết thúc tiết dạy tiếng Cơ-tu cho đội ngũ cán bộ trẻ trong huyện tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đông Giang (Quảng Nam). Ông chia sẻ, trước khi trở thành người thầy dạy tiếng Cơ-tu, ông từng là cán bộ có 42 năm công tác tại địa phương. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu và ở cùng gia đình tại thôn Trao, thị trấn P’rao.

Thầy Zơrâm Vui là người tâm huyết trong công tác truyền dạy ngôn ngữ dân tộc Cơ-tu. Thầy Zơrâm Vui là người tâm huyết trong công tác truyền dạy ngôn ngữ dân tộc Cơ-tu.

Từ năm 1973-1976, Zơrâm Vui làm giáo viên dạy chữ Cơ-tu tại Trường Lam Sơn, huyện Tây Giang. Thời gian này, ông phối hợp cùng một số đồng nghiệp và cán bộ huyện biên soạn sách giáo trình và cuốn từ điển tiếng Cơ-tu để phục vụ công tác giảng dạy. Trong thời gian còn công tác tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đông Giang, thầy Zơrâm Vui vừa đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ, vừa phối hợp với Trường Trung cấp nghề ở Quảng Nam mở các lớp dạy tiếng Cơ-tu vào ban đêm ở tại hai huyện Nam Giang và Tây Giang.

Theo đó, mỗi khóa học được tổ chức kéo dài trong 3 tháng. Chương trình khóa học cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Cơ-tu và văn hóa, nếp ăn, nếp ở của đồng bào Cơ-tu. Nhiều cán bộ khi tham gia khóa học đã bị cuốn hút, say mê bởi những chuyện kể về kho tàng văn hóa của dân tộc Cơ-tu của thầy Zơrâm Vui và các già làng. Từ những chuyến đi thực tế, nhiều cán bộ đã nói thành thạo nhiều câu hát lý hay, biết hát các làn điệu dân ca bằng tiếng dân tộc Cơ-tu, làm phong phú đời sống tinh thần.

Thầy Zơrâm Vui chia sẻ, cái lợi của cán bộ học và biết tiếng Cơ-tu là có thể trò chuyện, giải thích với bà con trên nhiều lĩnh vực. Những cán bộ công tác ở các hội đoàn thể, công an, y tế, giáo dục... thuận tiện hơn khi làm công tác dân vận, từ chuyện mở đường, chuyện đưa trẻ đến trường, đau ốm phải vào bệnh viện đến xóa bỏ các tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu…

Vào năm 2008, Bộ tài liệu tiếng Cơ-tu đã được UBND tỉnh Quảng Nam nghiệm thu. Đây là lần đầu tiên một bộ tài liệu dạy và học tiếng Cơ-tu được biên soạn để giảng dạy cho cán bộ công chức tỉnh Quảng Nam khi đến công tác tại các huyện miền núi của tỉnh để thuận lợi trong giao tiếp với đồng bào DTTS ở địa phương.

Từ tâm huyết trân trọng, giữ gì văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ, thầy giáo Zơrâm Vui đã “truyền lửa” cho nhiều thế hệ cán bộ khi họ tham gia các khóa học, để trưởng thành, phát triển trong sự nghiệp, công tác; góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa tộc dân tộc Cơ-tu. Thành công của ngành giáo dục Quảng Nam và 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Đông hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của người con Cơ-tu-thầy giáo Zơrâm Vui.

NGUYỄN VĂN SƠN

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.