Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người phụ nữ Vân Kiều quyết tâm thoát nghèo

PV - 10:17, 02/05/2018

Người dân bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) luôn dành cho chị Hồ Thị Thơi, người phụ nữ Vân Kiều nhiều tình cảm trân trọng. Chị là người phụ nữ có ý chí, nghị lực quyết tâm vượt qua khó khăn tìm hướng thoát nghèo, làm giàu cho gia đình; đồng thời sát cánh, chia sẻ cùng giúp bà con thoát được cảnh nghèo.

Chị Hồ Thị Thơi sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế túng thiếu, đông con, sinh kế làm ăn bế tắc. Tài sản gia đình chỉ vẻn vẹn là ngôi nhà cũ lụp xụp mà bố mẹ chồng nhường lại để 8 người trong gia đình chui ra chui vào.

 Mô hình ao nuôi cá của gia đình chị Thơi Mô hình ao nuôi cá của gia đình chị Thơi

Chị Hồ Thị Thơi chia sẻ: Nhiều ngày đêm suy nghĩ, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp cho gia đình nhưng đều bế tắc. Rừng thì đã có chủ, trồng cây gì hay nuôi con gì thì thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, Mình không thể chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nước mãi được, phải bắt đầu một con đường mới thôi.

Năm 2007, qua tìm hiểu các kênh thông tin và từ những kiến thức, học hỏi được vợ chồng chị Thơi từ số vốn tích cóp và mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để phát triển mô hình kinh tế rừng-ao-chuồng (RAC).

Để có đất làm mô hình, chị đầu tư mua 10ha rừng để trồng keo, tràm; thuê người đào 2 sào ao nuôi các loại cá và xây hơn 250m2 khu chuồng trại chăn nuôi heo thịt.

Tuy nhiên, mọi việc không như mong muốn. Lứa heo đầu tiên bị thất bại do heo thường xuyên ốm và chậm lớn, chị phải chịu lỗ gần 30 triệu đồng. Rút kinh nghiệm, chị lên huyện tìm lớp học kỹ thuật chăn nuôi và kỹ thuật thú y, cùng với đó là học qua tài liệu mà Trung tâm Khuyến nông huyện cung cấp. Vừa làm vừa học hỏi, chị dần tiếp cận các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo do địa phương triển khai. Khi đã nắm chắc kiến thức, chị càng mạnh dạn và tự tin hơn để đầu tư, mở rộng mô hình.

Với 3 sào ao nuôi cá, gần 70 con lợn thịt, một mẫu ruộng và trên 10ha rừng keo, bình quân mỗi năm trừ các khoản chi phí, gia đình chị thu lãi trên 300 triệu đồng. Mỗi khi vào mùa thu hoạch, gia đình chị còn tạo việc làm cho khoảng từ 60-70 nhân công trong bản, với tiền công 7-8 triệu/người/tháng nên đã giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập.

Trong cuộc sống chị Thơi luôn thể hiện tấm lòng tương thân tương ái, chị đã giúp được 5 hộ gia đình thực hiện theo mô hình của gia đình và đến nay, họ đã thoát nghèo và đang từng bước trở thành hộ khá của bản làng.

Chị Hồ Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ngân Thủy cho biết: Chị Thơi là người phụ nữ đáng để học hỏi. Từ ý chí quyết tâm thoát nghèo, chị đã đầu tư bài bản, để vươn lên làm giàu. Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, chị Thơi còn tham gia tốt các phong trào thi đua và các hoạt động công tác Hội Phụ nữ tại địa phương. Chị Thơi cũng luôn đi đầu trong việc vận động đóng góp các loại quỹ từ thiện, nhân đạo.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.