Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người đưa mô hình trồng sả lấy tinh dầu về vùng biên Ea Súp

PV - 17:01, 18/09/2018

Sống ở huyện vùng biên Ea Súp (Đăk Lăk) khô cằn khắc nghiệt, bà Vi Thị Mai (dân tộc Thái, SN 1969) đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều mô hình cây trồng khác nhau và đã thành công với mô hình trồng sả lấy tinh dầu, mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân trong vùng.

Bà Mai quê gốc Thanh Hóa. Năm 1996, gia đình bà chuyển vào thôn 12, xã Ya Tờ Mốt lập nghiệp. Nhưng ở đây khí hậu, đất đai vùng biên giới quá khắc nghiệt; nuôi con gì, trồng cây gì cũng không thành công, khiến cuộc sống gia đình bà luôn trong cảnh khó khăn chật vật. Không đầu hàng số phận, bà Mai luôn tìm tòi, thử nghiệm nhiều mô hình nuôi, trồng khác nhau. Cuối cùng, bà Mai đã chọn được cây sả Java.

Bà Mai (thứ 2 từ phải qua) trong trang phục dân tộc Thái truyền thống. Bà Mai (thứ 2 từ phải qua) trong trang phục dân tộc Thái truyền thống.

Bà kể: Năm 2016, tình cờ xem ti vi thấy mô hình trồng sả lấy tinh dầu bên huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) hay nên hai vợ chồng khăn gói sang tìm hiểu. Biết cây sả dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, trồng 1 lần cho thu hoạch quanh năm trong suốt 5 năm liền. Hơn nữa, cây sả rất thích hợp với thời tiết nắng nóng, càng nóng lượng tinh dầu trong lá càng nhiều, quan trọng nhu cầu sử dụng tinh dầu sả trên thị trường cao nên bà quyết định trồng thử.

Thời gian đầu, bà trồng 5 sào. 4 tháng sau, vườn sả bắt đầu cho thu hoạch. Bà cắt lá chở sang huyện Ea H’leo ép được 16 lít tinh dầu, bán với giá 250 nghìn đồng/lít. Có lãi, bà mạnh dạn nhân rộng vườn sả lên 6ha; vay 160 triệu đồng xây lò ép tinh dầu tại nhà. Ban đầu chưa nắm vững quy trình vận hành lò ép nên không lấy hết lượng dầu trong sả. Bà Mai lại tìm đến các chuyên gia học thêm kỹ thuật để khắc phục tình trạng trên.

Năm 2017, 6ha sả nguyên liệu của gia đình bà Mai cho thu 4 đợt lá, ép được gần 300 lít tinh dầu. Lúc này, giá tinh dầu tăng lên 380-400 nghìn đồng/lít, bà thu về 120 triệu đồng. Ngoài trồng sả ép tinh dầu, bà Mai còn bán giống cho các hộ dân xung quanh với tổng diện tích 25ha. Vừa hướng dẫn người dân cách trồng, chăm sóc vừa hỗ trợ bà con tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện trung bình mỗi tháng, gia đình bà thu nhập từ vườn sả ép tinh dầu từ 15-20 triệu đồng. Mức thu này giúp gia đình bà thoát khỏi cảnh túng thiếu, có điều kiện xây nhà khang trang, con cái học hành tới nơi tới chốn.

Bà Mai tâm sự: Để thành công như ngày hôm nay, gia đình bà trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Nhất là lời bàn ra tán vào của một số người xung quanh. Nhờ ý chí quyết tâm, bà đã minh chứng “chỉ cần cây sả sống là người sống”. Trước tiềm năng về thị trường tinh dầu sả, thời gian tới, bà Mai sẽ thành lập Hợp tác xã trồng, chế biến tinh dầu sả. Vừa tạo kế sinh nhai cho người dân trong vùng và xây dựng thương hiệu tinh dầu sả Javar ở vùng biên Ea Súp.

Tại Lễ kỷ niệm 70 Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc năm 2018, bà Mai được UBND tỉnh Đăk Lăk vinh danh về gương điển hình trong phong trào “Sản xuất kinh doanh giỏi, giúp đỡ nhau làm kinh tế”.

ĐĂNG QUANG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.