Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân quay quắt trong nắng hạn

PV - 13:59, 06/07/2018

Đang mùa nắng nóng, tại các xã miền núi Phước Tân, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Phước... của huyện Sơn Hòa (Phú Yên) lại xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Những ngày nắng nóng này, tại thôn Hòn Ông, Ma Gú của xã Sơn Phước, nhiều người phải dùng cộ bò, xe máy ra suối chở nước về dùng. Ông Ma Yên ở thôn Hòn Ông than vãn, mấy năm nay, đến mùa nắng, nhà ông phải cử ra một người túc trực lo chở nước dưới suối dù nước dưới suối rất hôi, phải lắng lọc. Mỗi ngày ông chở 5 can nhựa (mỗi can 20 lít) về chứa trong lu để nấu ăn, tắm giặt.

Người dân xã Sơn Phước dùng xe bò chở nước từ suối về sinh hoạt. Người dân xã Sơn Phước dùng xe bò chở nước từ suối về sinh hoạt.

 

Tại thôn Hòa Thuận, Hòa Nghĩa của xã Sơn Định, người dân đang thiếu nước sinh hoạt. Trước đây, tại khu vực trung tâm xã có công trình cấp nước tập trung Hòa Bình, tuy nhiên do mất nguồn nên công trình giờ bỏ hoang, người dân phải nai lưng gánh nước suối, ao hồ về dùng.

Trước những phản ánh của người dân mới đây, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Hòa, thành lập đoàn công tác kiểm tra các công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Tân Thành xã Sơn Hội, thôn Vân Hòa xã Sơn Long, các thôn Hòn Ông, Ma Gú xã Sơn Phước và giếng sinh hoạt tại UBND xã Suối Trai đang bị khô hạn để báo cáo UBND huyện.

Theo đó, tại xã Sơn Hội có 4 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 3 công trình tại thôn Tân Lương, Tân Hội và Tân Thành sử dụng mạch nước ngầm, thế nhưng chỉ có 1 công trình cấp nước tập trung ở thôn Tân Hội hoạt động ổn định. Còn tại thôn Tân Hiệp, Tân Hợp, nhiều gia đình phải dùng xe bò ra tận suối xa chắt từng gàu nước chở về nhà.

Ngoài công trình cấp nước tập trung thì trên địa bàn huyện còn gần 6000 giếng khơi (giếng đào), qua rà soát thì hiện nay có 30% giếng nước bị khô kiệt, người dân bỏ hoang, số giếng còn lại mực nước trong giếng chỉ ở mức từ 50-70%. Các giếng khơi đào sâu tối đa từ 50-70m vì xuống sâu nữa gặp đá bàn không thể khoan thủng.

Ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: UBND huyện Sơn Hòa đã kiến nghị ngành chức năng tiếp tục đầu tư giếng khoan, tập trung tại các xã Phước Tân, Cà Lúi, Sơn Hội, Krông Pa, Ea Chà Rang để nhân dân có nước sinh hoạt phục vụ cuộc sống gia đình.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).