Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người có uy tín với sự phát triển bản làng

PV - 15:26, 17/04/2018

Sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ĐBKK luôn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ những Người có uy tín. Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017 do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tháng 12/2017 đã có sức lan tỏa rất lớn trong xã hội. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu đến bạn đọc một số tấm gương Người có uy tín được tuyên dương.

Đội ngũ Người có uy tín có vai trò rất lớn đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Các đại biểu về dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân DTTS tiêu biểu toàn quốc năm 2017 Đội ngũ Người có uy tín có vai trò rất lớn đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS.
(Trong ảnh: Các đại biểu về dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân DTTS tiêu biểu toàn quốc năm 2017)

 

Ông A Bok, làng Kon Pong, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum:

Là người con của dân tộc Xơ Đăng làng Kon Pong, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong quá trình công tác, ông từng đảm trách các chức vụ như: cán bộ tổ chức Ủy ban kiểm tra huyện ủy H16, Phó Bí thư, Bí thư huyện ủy huyện Đăk Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy-Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đến năm 2011 ông nghỉ hưu.

Trở về với cuộc sống đời thường, ông được bầu chọn là Người có uy tín. Xác định được vai trò của mình, ông A Bok luôn gương mẫu để gia đình, cộng đồng noi theo, làm theo trên mọi lĩnh vực: vận động đồng bào cảnh giác không tin lời kẻ xấu xúi giục; tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện chính sách dân tộc; tích cực cùng bà con tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa...

“Quê hương nơi tôi sinh sống còn rất nhiều khó khăn. Tôi sẽ cùng với 804 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum nguyện tiếp tục góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng phát triển...”, ông A Bok chia sẻ.

Ông Vàng Văn Lùi, dân tộc Giáy, thôn Làng Kim 2, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai:

Với vai trò là Người có uy tín, là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, ông Lùi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông đã vận động nhân dân trong thôn hiến 350m2 đất làm đường liên thôn, liên xã, vận động nhân dân xây dựng tường rào được 450m, trồng hàng rào bằng cây xanh, vận động nhân dân tích cực thi đua vệ sinh môi trường, mỗi tháng vệ sinh 1 đến 2 buổi từ nhà ra ngõ theo quy ước thôn. góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường.

Riêng trong năm 2017, ông Lùi đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong thôn vận động nhân dân làm được 6 nhà vệ sinh, nâng tổng số hộ gia đình có nhà vệ sinh lên 85 hộ/87 hộ (97,7%). Cùng với đó, chỉnh trang xây mới được 15 nhà ở, cho đến nay toàn thôn đã có 80 hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chí nông thôn mới.

Ngoài ra, với vai trò là Người có uy tín, là chi trưởng của dòng họ Vàng tự quản làng Kim, 100% con em trong dòng họ được theo học đúng độ tuổi, không có trẻ em bỏ học.

Bà Bùi Thị Thiệp, dân tộc Mường, xóm Chiềng 5, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình:

Bà Thiệp nguyên là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Đồng. Năm 2012 bà nghỉ hưu. Đến năm 2014, bà Thiệp được bầu chọn là Người có uy tín trong thôn. Với vai trò là Người có uy tín, bà Thiệp đã tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn chuyển dịch cơ cấu, cây trồng vật nuôi. Những năm trước đây, nhân dân chỉ sản xuất 02 vụ, nhờ tuyên truyền hướng dẫn, đến nay nhân dân đã sản xuất 3 vụ/năm, biết đưa các loại cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, từng bước xóa bỏ tập quán tự cung, tự cấp tiến tới sản xuất hàng hóa để cung cấp cho thị trường. Đã có 10 hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, 25 hộ chăn nuôi với 70 con lợn nái sinh sản, 102 hộ chăn nuôi trâu, bò.

Trong phong trào xây dựng NTM, bản thân bà Thiệp đã cùng các cấp, các ngành trong thôn, vận động được 34 hộ hiến gần 4.000m2 đất các loại để làm đường và cơ sở hạ tầng nông thôn.

HƯƠNG TRÀ

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.