Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người Bố Y trên cao nguyên đá

Thanh Huyền - 11:22, 27/03/2020

Bố Y là một trong 16 dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở một số tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái... Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay, đồng bào dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, con em được học hành đầy đủ, cuộc sống ngày càng phát triển…

Chị Lộc Thị Liên, thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến giới thiệu khung cửi dệt vải của người Bố Y
Chị Lộc Thị Liên, thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến giới thiệu khung cửi dệt vải của người Bố Y

Kinh tế phát triển

Nói về điều kiện kinh tế của người Bố Y, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến Lê Trung Kiên cho biết: Xã có 186 hộ với gần 700 khẩu người Bố Y. Bà con rất chịu khó làm nương, trồng trọt, chăn nuôi để cải thiện cuộc sống. Hiện toàn xã chỉ còn 12/186 hộ dân tộc Bố Y thuộc diện nghèo. Những hộ nghèo, cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng mua trâu, bò; 5 triệu đồng làm chuồng trại cho trâu, bò và nhà vệ sinh cho gia đình; 4 triệu đồng mua phân bón… Cùng với đó, ở những khu vực có đông dân tộc Bố Y sinh sống, Nhà nước còn hỗ trợ xây dựng đường giao thông khang trang, sạch đẹp. Cuộc sống người Bố Y phát triển đã đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã.

“Nhìn vào tỷ lệ hộ nghèo toàn xã, có thể thấy đời sống đồng bào dân tộc Bố Y đã có những khởi sắc. Không những vậy, trình độ nhận thức, mặt bằng dân trí của người Bố Y đã khá tốt. Con em đồng bào Bố Y được Nhà nước quan tâm hỗ trợ học phí và nhiều chính sách ưu tiên khác. Một điều đáng mừng là con em người Bố Y đến tuổi đều đi học đầy đủ. Đã có nhiều em học xong PTTH, nhiều em tiếp tục theo học lên cao đẳng, đại học”, ông Kiên nói. 

Điển hình nhất trong những hộ gia đình đồng bào Bố Y ở xã Quyết Tiến có con cái học hành đầy đủ là gia đình ông Phan Ngọc Sinh. Gia đình ông Sinh có 4 người con thì cả 4 người con đều được học hành đầy đủ và làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Là con trai thứ hai của ông Sinh, anh Phan Thống Xuân sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng đã trở về địa phương, công tác tại UBND xã Quyết Tiến. Vừa làm việc Nhà nước, gia đình anh Xuân còn trồng trọt, chăn nuôi để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. 

Văn hóa được bảo tồn 

Không chỉ chăm chỉ làm ăn, con em được học hành đầy đủ, đồng bào Bố Y còn luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những dịp quan trọng, đồng bào Bố Y đều mặc trang phục truyền thống.

Phụ nữ Bố Y biết dệt vải, tự may trang phục truyền thống. Mỗi bộ trang phục mất thời gian khoảng 10 ngày để hoàn thiện. Người Bố Y thường mặc áo ngắn năm thân, xẻ nách phải. Viền cổ áo, ống tay áo được khâu hay thêu trang trí hoa văn sặc sỡ. Trang phục phụ nữ Bố Y đẹp và đặc sắc hơn trang phục nam giới là nhờ chiếc khăn đội đầu, váy và tạp dề phía trước. Váy của phụ nữ Bố Y được dệt nhiều màu sắc như xanh, đỏ, tím, ghi và chàm… “Sắp tới, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ giữ gìn trang phục cho đồng bào dân tộc Bố Y 2 triệu đồng/bộ trang phục. Điều này sẽ khuyến khích người dân mặc trang phục của mình nhiều hơn”, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến cho biết. 

Đến thăm Nhà văn hóa cộng đồng - một ngôi nhà trình tường được xây dựng theo lối truyền thống của đồng bào dân tộc Bố Y, chúng tôi được khám phá, chiêm ngưỡng hàng trăm hiện vật, hình ảnh về các đồ dùng sinh hoạt, văn hóa vật thể về đời sống, lao động sản xuất và tinh thần của dân tộc Bố Y. Nhà văn hóa được xây dựng theo mẫu kiến trúc truyền thống: Nhà 5 gian, tường trình bằng đất, mái ngói âm dương. Đến đây, du khách có thể hiểu một cách khái quát về cuộc sống của người Bố Y nơi Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. 

Có thể thấy, dân tộc Bố Y ở Quản Bạ là một trong số ít đồng bào DTTS rất ít người có đời sống phát triển. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS rất ít người đã góp phần làm thay đổi tích cực đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Bố Y ở Quản Bạ, Hà Giang. Không còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Bố Y đã chủ động vươn lên để xóa đói giảm nghèo, cùng chung sức xây dựng quê hương.

Việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS rất ít người đã góp phần làm thay đổi tích cực đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Bố Y ở Quản Bạ, Hà Giang. Không còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Bố Y đã chủ động vươn lên để xóa đói giảm nghèo, cùng chung sức xây dựng quê hương.


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.