Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngô Song Đào: Giải khuyến khích cuộc thi khởi nghiệp quốc gia

PV - 15:41, 13/11/2018

Sau khi tốt nghiệp khoa Sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre năm 1991, cô giáo Ngô Song Đào về công tác tại Trường THCS xã Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) cho đến nay.

Ngô Song Đào Giám đốc Ngô Song Đào với sản phẩm nhang làm bằng lá quao.

Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 2016, loại nhang (hương) từ lá quao đầu tiên đã được cô sản xuất thành công. Đây là loại nhang có những ưu điểm khá vượt trội như: người sử dụng có thể vừa dùng nhang vào mục đích tâm linh, vừa có thể đốt để xua muỗi rất hiệu quả. Nhang quao không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất độc hại nào nên đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Cạnh đó, nhang quao cháy được lâu, rất ít khói, giá cả phải chăng (chỉ 20.000 đồng/tép) nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Khi chúng tôi hỏi nguyên nhân vì sao lại chọn cây quao để làm nhang, cô Ngô Song Đào giải thích, quao là loại cây tạp có rất nhiều tại Bến Tre. Trước đây, người dân chỉ trồng để chống sạt lở đất tại các kênh, rạch, ao, mương, vườn... Cây quao có sức sống rất mãnh liệt, thích ứng được với mọi thời tiết khắc nghiệt như nắng hạn lẫn mưa dầm. Người trồng không phải chăm bón bất kỳ loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nào khác. Lá quao lại có hương thơm dịu ngọt và có khả năng xua đuổi muỗi và một số loại côn trùng khác rất hiệu quả như: ruồi, vắt, bù mắt...

Từ thực tế này, cô Ngô Song Đào đã nghiên cứu phương pháp lấy lá quao trộn với một số hương vị khác như: vỏ cây bời lời, vỏ quýt, vỏ bưởi, cây đinh lăng, đinh hương, oải hương, bột quế… để chế biến thành nhang, vừa không gây ô nhiễm, vừa tăng thêm thu nhập cho người trồng, tránh lãng phí.

Cô Ngô Song Đào kể lại, ý tưởng thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào sản xuất thì gặp muôn vàn khó khăn. Cô đã thất bại hàng chục lần nhưng vẫn kiên quyết không bỏ cuộc. Cứ sau mỗi lần thử nghiệm thất bại, cô lại có thêm kinh nghiệm để làm lại, từ đó mới có được thành công như ngày hôm nay.

Hiện nay, sản phẩm nhang quao do cô Đào sản xuất có tên sinh học là Thiên Phúc đã có mặt tại nhiều địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.. Nhang sinh học Thiên Phúc đã được kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; đăng ký sỡ hữu trí tuệ tại các cơ quan chức năng.

Bà Trầm Nguyên Ý, ngụ tại TP. Vĩnh Long nhận xét : “Từ năm 2016 đến nay, người dân vùng này đều sử dụng loại nhang sinh học Thiên Phúc bởi hương thơm dịu, đốt lâu tàn, không độc hại, ít khói và có thể sử dụng trong điều kiện nhà đóng kín khi mở máy điều hòa”.

Điều rất đặc biệt là sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia về Cuộc thi khởi nghiệp năm 2017. Tháng 10/2018, nhang sinh học Thiên Phúc với nhà sáng tạo Ngô Song Đào tiếp tục vượt qua hàng trăm mô hình khởi nghiệp sáng tạo của phụ nữ xứ dừa để giành giải Nhất Cuộc thi ý tưởng sáng tạo của phụ nữ Bến Tre.

Hiện tại, cô Ngô Song Đào đã thành lập Công ty sản xuất nhang quao mang tên Thiên Phúc, do cô làm Giám đốc. Công ty có 10 lao động, trong đó 100% là lao động nữ, đều ở độ tuổi trung niên. Cô Đào chia sẻ: “Tôi tuyển những lao động nữ lớn tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn vào làm tại Công ty nhằm giúp chị em bớt phần khó khăn trong cuộc sống. Mỗi lao động vào làm đều có mức thu nhập từ 3 đến 4,5 triệu đồng/tháng, mỗi ngày chỉ làm việc 7 tiếng, thứ Bảy và Chủ nhật được nghỉ”.

Hiện nay, cơ sở sản xuất nhang quao của cô Ngô Song Đào có 3 máy sản xuất hoạt động. Mỗi tháng doanh thu đạt từ 100 đến 130 triệu đồng. Công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và cải tiến quy trình kỹ thuật trên máy móc hiện đại hơn để đưa nhiều hơn sản phẩm nhang sinh học Thiên Phúc đến với các gia đình.

TRƯƠNG THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.