Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghi lễ cấp sắc cho thầy tào ở Cao Bằng

Văn Tiệp - 19:23, 28/02/2021

Lễ cấp sắc dành cho thầy tào bắt đầu mới vào nghề là một nghi lễ quan trọng để công nhận một người bình thường trở thành một thầy tào thực thụ. Thầy tào có vai trò chủ trì các nghi lễ tâm linh trong đời sống của người dân tộc Tày, Nùng và có từ rất lâu đời. Tuy nhiên đây là một nghề rất “kén người”, chỉ được truyền trong dòng họ hoặc những ai có duyên mới có thể theo nghề.

Thầy tào trẻ tuổi Lãnh Sinh Trưởng (ngoài cùng bên phải) đang được thực hiện nghi lễ cấp sắc.
Thầy tào trẻ tuổi Lãnh Sinh Trưởng (ngoài cùng bên phải) đang được thực hiện nghi lễ cấp sắc.

Được trải nghiệm một lễ cấp sắc của dân tộc Tày tại xóm Nà Đỏm, xã Xuân Trường (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng), chúng tôi mới cảm nhận được đầy đủ những nghi lễ mang đậm  bản sắc của người dân địa phương nơi đây. Người được cấp sắc là anh Lãnh Sinh Trưởng (27 tuổi). Đây là một điều đặc biệt vì những người hành nghề thầy Tào của các dân tộc Tày, Nùng thường là những người lớn tuổi, có và uy tín trong cộng đồng.

Để tổ chức buổi lễ cấp sắc, ông thầy chính (được coi là sư phụ) cấp sắc cho thầy tào trẻ phải đi xem ngày đẹp để tổ chức nghi lễ. Vật phẩm trong Lễ cắp sắc có gạo nếp, gạo tẻ, gà, lợn, rượu... Trong buổi lễ, ông thầy chính nhiều kinh nghiệm cùng một người làm phụ sẽ thực hiện các nghi lễ cấp sắc cho thầy tào trẻ.

Bố mẹ mặc trang phục màu đỏ cho thầy tào sau khi làm lễ tẩy rửa những điều không tốt.
Bố mẹ mặc trang phục màu đỏ cho thầy tào sau khi làm lễ tẩy rửa những điều không tốt.

Ngoài ra, còn có các bà làm bụt ngồi hành lễ ở gian giữa trong ngôi nhà, tay phải cầm chùm sóc nhạc, tay trái cầm quạt. Những điệu múa nàng chàu cũng được biểu diễn trong nghi lễ này. Những người múa nàng chàu tay phải cầm chùm sóc nhạc nhún nhảy theo nhịp chân bước, tay trái cầm quạt uốn quanh, di chuyển dần đều tiến hoặc lùi theo vòng tròn.

Một bàn thờ có vịt sống, gà sống được tế trong buổi lễ.
Một bàn thờ có vịt sống, gà sống được tế trong buổi lễ.

Trong nhà thầy tào được cấp sắc sẽ có 4 bàn thờ khác nhau. Bên tay trái ngay cửa vào có bàn thờ nhỏ được đặt sát tường dưới sàn, có 6 bát gạo thắp hương cùng những dòng chữ Nôm, đó là bàn thờ cho người được cấp sắc. Sau khi nghi lễ hoàn tất, những hình nhân có chữ nôm ghi họ tên sẽ được đốt đi. Lễ vật nơi bàn thờ gồm 6 chén rượu, 1 lồng gà đặt trên là 1 bó lúa nếp, 3 con gà đã được sơ chế, 1 con vịt sống đặt trong lồng được đậy bằng 1 bó lúa nếp và lá bưởi với quan niệm phải có vịt sống để dâng lên tổ tiên. Những bậc thang được làm bằng sống tàu lá chuối tượng trưng cho ngôi nhà của gia chủ, cùng những hình nhân được cắt bằng giấy tượng trưng cho chính người được cấp sắc chứa đựng linh hồn.

Bàn thờ tiếp theo là bàn thờ hành lễ. Bàn thờ được bố trí khá lạ mắt, phía trên được dán những tờ dấy vàng và đỏ, có ghi chữ nôm. Bàn thờ chia làm hai tầng khác nhau, đều có bát hương đựng gạo, có những bát hương đựng trứng gà. Trên bàn đặt những quyển sách cổ ghi chép những bài cúng của thầy tào. Dưới sàn là 1 con lợn được tế, cùng 2 con gà luộc chín, 2 bát hương, 5 chén rượu. Trên trần rải một dải lụa đỏ và xanh, một sợi chỉ đỏ kết nối từ bát hương chính của bàn thờ dọc qua lưng con lợn cho đến cuối đuôi.

Họ hàng đến dự lễ cấp sắc sẽ mang theo một bó lúa nếp kèm theo lời chúc tốt đẹp cho thầy tào trẻ
Họ hàng đến dự lễ cấp sắc sẽ mang theo một bó lúa nếp kèm theo lời chúc tốt đẹp cho thầy tào trẻ

Ngoài ra còn có bàn thờ ở giữa gian nhà là nơi dành cho các bà bụt và bàn thờ tổ tiên.

Trong khi nghi lễ diễn ra, họ hàng của người được cấp sắc sẽ đến chung vui với gia đình và đem theo một bó lúa nếp kèm theo một nhánh lá bưởi cùng những lời chúc tốt đẹp cho thầy tào trẻ được chính thức vào nghề. Sau đó, tất cả sẽ được treo lên sào sát mép tường nhà tạo thành một dàn lúa nếp đẹp mắt. Nghi lễ kết thúc, từ đây, thầy tào trẻ chính thức được công nhận cấp sắc để hành nghề, làm cầu nối trong đời sống văn hóa tâm linh cho bà con trong dòng họ, cộng đồng làng bản quê hương.

Thầy tào chính chủ trì buổi lễ và cũng là sư phụ của thầy tào trẻ Lãnh Sinh Trưởng.
Thầy tào chính chủ trì buổi lễ và cũng là sư phụ của thầy tào trẻ Lãnh Sinh Trưởng.
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.