Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ An: Giải quyết vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em ở Tương Dương

Pv - 15:02, 03/12/2023

Với đặc thù là địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội còn ở mức phát triển chưa cao, công tác giải quyết việc làm tại địa phương còn khó khăn. Do vậy, có nhiều lao động của huyện Tương Dương phải đi làm ăn xa để con cái ở nhà với ông bà hoặc người thân. Thực tế này ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập và chăm sóc sức khỏe cho các em.

Đoàn công tác thăm, tặng quà hộ gia đình đặc biệt khó khăn ở bản Chắn, thị trấn Thạch Giám (Tương Dương). Ảnh: Công Kiên
Đoàn công tác thăm, tặng quà hộ gia đình đặc biệt khó khăn ở bản Chắn, thị trấn Thạch Giám (Tương Dương). Ảnh: Công Kiên

Theo báo cáo của huyện Tương Dương, toàn huyện hiện có 3.767 trẻ em có cha mẹ đi làm ăn xa.Trước thực tế này, mới đây, ngày 1/12, đoàn công tác Ban Dân tộc, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thực hiện chuyến khảo sát tại huyện về hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và tác động ảnh hưởng đến trẻ em khi cha mẹ đi làm ăn xa vùng đồng bào DTTS.

Theo bà Lô Thị Kim Ngân, Trưởng Ban chuyên trách Ban Dân tộc (Hội đồng Nhân dân tỉnh), việc khảo sát nhằm đánh giá tình hình triển khai, thực hiện về hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và những tác động, ảnh hưởng đến trẻ em khi cha mẹ đi làm ăn xa (từ năm 2021 đến năm 2023) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ đó, phát hiện những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện, để kiến nghị, đề xuất các biện pháp, giải pháp có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

Tại địa phương, Đoàn công tác cũng đã tiến hành khảo sát tại thị trấn Thạch Giám. Theo đó, thị trấn Thạch Giám hiện có 352 trẻ em có bố, mẹ đi làm ăn xa, phải ở với ông bà, người thân, hầu hết các em đều đang thiếu sự quan tâm của người lớn… Thực tế này ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập và chăm sóc sức khỏe cho các em,

Được biết, thời gian qua, chính quyền huyện Tương Dương cũng đã thực hiện một số biện pháp để giúp đỡ như kết nối các tổ chức thiện nguyện trao tặng quà, nâng cao hiệu quả các trường bán trú trên địa bàn để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn…

Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, việc bố, mẹ đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà, người thân đã có những tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em. Về mặt thể chất, bố mẹ vắng nhà, việc chăm sóc cho trẻ không đảm bảo dẫn đến tình trạng có những trẻ bị suy dinh dưỡng. Từ thể chất không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến học tập cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ, như sức đề kháng yếu, rối loạn tâm lý và học tập, giảm khả năng tiếp thu.

Về mặt tâm lý, không được sống gần bố mẹ nên trong ký ức tuổi thơ hình ảnh bố mẹ sẽ rất mờ nhạt, lớn lên trẻ khó chia sẻ, tâm sự, cũng như nghe lời dạy bảo của bố mẹ. Một số trẻ có thể có tình trạng sống khép kín hoặc ngược lại là quậy phá, lêu lổng, bỏ học giữa chừng do không được quan tâm giáo dục, dẫn đến tình trạng hạn chế sự kết nối, sẻ chia giữa cha mẹ và con cái.

Bên cạnh đó, thiếu sự gần gũi, chỉ dẫn của người lớn thì trẻ rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào những việc làm phi pháp, và đã có không ít vụ việc trẻ em, trẻ vị thành niên trộm cắp vặt, sử dụng chất cấm.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.