Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nga bảo tồn thành công loài báo quý hiếm nhất thế giới

Nguyệt Anh - 15:53, 06/04/2022

Công viên Báo quốc gia được thành lập tại vùng Viễn Đông của Nga năm 2012 với diện tích lên tới hơn 470.000ha, là nơi sinh sống chủ yếu của loài báo Viễn Đông được xếp hạng quý hiếm nhất thế giới.

Loài báo Viễn Đông- (Nguồn: hoangda.net)
Loài báo Viễn Đông- (Nguồn: hoangda.net)

Số lượng cá thể báo Viễn Đông sống trong tự nhiên hiện đã vượt con số 120, tăng so với 35 con ghi nhận trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, giúp loài này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Thông tin này được hãng PrimaMedia của Nga đăng tải ngày 5/4, trích dẫn báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Công viên Báo quốc gia ở tỉnh Primorsky, thu thập dữ liệu thông qua sử dụng camera theo dõi.

Ông Viktor Bardyuk, Giám đốc Viện Ngân sách liên bang bảo tồn loài báo cho biết, điều quan trọng là môi trường tự nhiên được hài hòa và cân bằng. Những loài thú săn mồi lớn là chỉ số về sức khỏe của hệ sinh thái. Nếu số lượng các loài báo ổn định, nếu chúng cảm thấy thoải mái, điều đó đồng nghĩa với môi trường tự nhiên hài hòa.

Công viên Báo quốc gia được thành lập tại vùng Viễn Đông của Nga năm 2012 với diện tích lên tới hơn 470.000ha, là nơi sinh sống chủ yếu của loài báo Viễn Đông được xếp hạng là quý hiếm nhất thế giới.

Trong nhiều năm qua, số lượng loài này đã tăng do chúng được bảo vệ trước những kẻ săn bắn trộm, nạn chặt phá rừng và đốt rừng được ngăn chặn, trong khi cư dân địa phương nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Báo Viễn Đông là loài hiếm nhất trong tất cả các loài mèo lớn trên Trái Đất. Năm 2007, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loài này vào loại cực kỳ nguy cấp trong sách Đỏ.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.