Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Năng suất mía tăng cao nhờ tưới nước nhỏ giọt

PV - 15:07, 24/09/2018

Ở các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên), người dân luôn gặp khó khăn về đảm bảo nước tưới cho mía vào mùa khô. Tuy nhiên, niên vụ 2018-2019, nhiều nông dân ở Phú Yên đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất mía. Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.

năng suất mía tăng cao Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho năng suất cao. (Trong ảnh: Nông dân xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa thu hoạch mía)

Thành công bước đầu

Điển hình như rẫy mía rộng 1ha, lưu gốc năm 2 của gia đình ông Ra Lan Thu ở xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa. Quá trình trồng mía, ông Thu ứng dụng công nghệ Israel tưới nhỏ giọt, kết hợp với bộ châm phân tự động. Trong quá trình sinh trưởng, cây mía mọc mầm mạnh, đẻ nhánh khỏe, tập trung, vươn lóng đều. Ông Thu cho hay: Cùng điều kiện canh tác, mô hình ước đạt 100 tấn/ha, trong khi đó, mía trồng đại trà theo phương pháp truyền thống “ăn nước trời” chỉ đạt 50 tấn/ha.

Tính đến thời điểm này, ông đã vận hành hệ thống tưới 2 lần/tháng, thời gian mỗi lần tưới từ 6-8 giờ/ha, tiêu hao trung bình 1 lít dầu diesel/giờ, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho mía từ thời kỳ nảy mầm cho đến vươn lóng, duy trì độ ẩm đất cho ruộng mía khoảng 70-80%.

Tương tự, ông Đoàn Đắc Miên ở xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) có 1ha mía để gốc 4 năm cũng áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt. Hiện, mía lưu gốc 4 năm của ông Miên có bộ lá xanh tốt, số lá xanh cao trong khi mía đối chứng lá bị vàng, chiều cao cây thấp, đường kính thân nhỏ do thiếu nước.

Theo ông Miên, cái hay của tưới nhỏ giọt là tưới được khu vực gò đồi, chỗ đất cao kéo ống đến phun ướt, cây mía xanh tươi. Còn tưới bằng máy hút nước xả ra ống tràn từ đám này qua đám khác, gặp chỗ gò cao nước không tràn qua được, mía sẽ khô héo.

Đánh giá về thực hiện mô hình nói trên, ông Nguyễn Thanh Hoài, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh) cho hay: Sau khi được hướng dẫn ban đầu, nông dân tự vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Việc này đã “giải hạn” cho vùng trồng mía gặp thời tiết nắng nóng, qua đó, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

năng suất mía tăng cao Nông dân chăm sóc mía.

Cần được nhân rộng

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Phú Yên, Chủ nhiệm Dự án cho biết: Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất thâm canh mía tại các vùng nguyên liệu ở Phú Yên đã được UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện từ năm 2018-2020.

Qua theo dõi hơn 5 tháng, bước đầu đánh giá sơ bộ về ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây mía. Theo đó, cây mía mọc mầm khỏe, đều; đẻ nhánh khỏe, tập trung, vươn lóng đều và sinh trưởng tốt, mặc dù từ tháng 3 đến tháng 8 tại các địa điểm triển khai mô hình rất ít mưa (chỉ xuất hiện 1-2 cơn mưa giông), thời tiết nắng nóng, khô hạn.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, những ưu điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt giúp tăng năng suất, chất lượng cho cây mía, tăng sức cạnh tranh cho ngành Mía đường trong thời kỳ hội nhập và ứng phó biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, việc xây dựng vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao giá trị và sản xuất bền vững, góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Phú Yên.

Có thể nói, công nghệ tưới nhỏ giọt có nhiều ưu điểm, nếu được nhân rộng sẽ phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho người trồng mía. Tuy nhiên, theo những người trồng mía, cái khó hiện nay là, chi phí cho việc lắp đặt vẫn còn cao, người dân chưa nắm bắt được kỹ thuật.

“Chúng tôi mong các ngành chức năng tổ chức các buổi tập huấn về công nghệ tưới nhỏ giọt, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho những hộ khó khăn để có thể đầu tư mô hình”, ông Y Thanh, một hộ dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa chia sẻ.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.