Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao thu nhập nhờ cây hồi

PV - 16:33, 02/04/2018

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Đường Âm (huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng cây hồi theo hướng hàng hóa, trở thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Là xã có địa hình, đất đai phù hợp để phát triển cây công nghiệp, thế nên từ lâu, xã Đường Âm đã nổi tiếng khắp nơi từ việc trồng cây hồi. Tuy nhiên, thời gian trước, việc trồng hồi ở Đường Âm chỉ là tự phát, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu ra thiếu ổn định.

Người dân xã Nà Nôm chăm sóc vườn hồi của mình. Người dân xã Nà Nôm chăm sóc vườn hồi của mình.

 

Dẫn chúng tôi đi thăm quan khu vực trồng hồi của mình, anh Phùng Văn Hỏn, thôn Nà Nôm (xã Đường Âm) chia sẻ: Năm 2009, tôi mua giống về trồng trên diện tích 1ha của gia đình. Sau 3 năm, cây phát triển rất tốt và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Tôi nhớ năm đầu tiên thu hoạch đã được hơn 60 triệu đồng từ bán tinh dầu hồi.

Cũng như anh Hỏn, gia đình anh Triệu Văn Thành ở thôn Nà Nôm đã có một cuộc sống đỡ vất vả hơn nhờ cây hồi. Anh Thành cho biết từ khi trồng hồi và có sản phẩm bán ra, gia đình anh đã có thêm nguồn thu nhập. Với số tiền thu được, anh có thêm tiền trang trải cuộc sống cho gia đình, mua thêm các thiết bị gia dụng…

Được biết, năm 2017 toàn xã Đường Âm trồng mới được 198,8ha rừng và xây dựng các vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại chỗ để cung ứng cho người dân trồng rừng. Trồng mới được 6,9ha cây hồi, nâng tổng diện tích cây hồi hiện có của xã lên 151,6ha; trong đó trên 140ha đã cho thu hoạch. Hiện nay, mỗi lít dầu Hồi được bà con bán với giá 300 đến 350 nghìn đồng.

Hiệu quả kinh tế của cây hồi đã tạo động lực mạnh mẽ để người dân trên địa bàn tiếp tục mở rộng diện tích. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự ổn định, chủ yếu là do người dân bán cho các tư thương tại các phiên chợ, hoặc phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc.

Ông Nguyễn Thanh Tiên, Chủ tịch UBND xã Đường Âm cho biết trong thời gian tới, xã Đường Âm xác định mô hình trồng cây hồi là thế mạnh của xã, hỗ trợ người dân trong công tác chăm sóc để nâng cao năng suất, sản lượng cao. Liên hệ, tạo đầu ra đảm bảo cho sản phẩm của người dân…

Ông Tiên cho biết thêm, hiện việc phát triển cây hồi ở xã Đường Âm đã được huyện Bắc Mê quan tâm bằng việc đưa vào Nghị quyết về trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu; bên cạnh đó, huyện đã có những cơ chế hỗ trợ như giống, vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển toàn diện và gây dựng thương hiệu sản phẩm cho người dân… Theo đó, huyện Bắc Mê đã xây dựng Đề án “Xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm dầu hồi

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.