Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị: Thước đo là sự hài lòng của dân

PV - 14:57, 06/02/2018

Năm 2017, với quyết tâm, nỗ lực cao cùng nhiều giải pháp đột phá, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Hà Nội đạt 8,5%, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội khác cũng đạt và vượt kế hoạch. Đây là nền tảng vững chắc để năm 2018, Hà Nội thực hiện thành công chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

Mục tiêu “5 rõ”t36

Năm 2018, TP. Hà Nội xác định là năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Tại Hội nghị lần thứ 11 BCH Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVI (ngày 19/11/2017), Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã khẳng định: Chủ đề trên có ý nghĩa, phạm vi rất rộng, bao trùm tất cả chủ thể trong bộ máy quản lý, những chủ trương lớn, công tác cải cách hành chính, mục tiêu “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ trách nhiệm và rõ kết quả) trong quản lý...

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp để Hà Nội thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2018. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp để Hà Nội thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2018.

 

Theo đó, năm 2018, tất cả những hạn chế của năm 2017 sẽ phải quy được về trách nhiệm của cá nhân để khắc phục. Từ lãnh đạo Thành phố đến Bí thư, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã phải xác định rõ trách nhiệm của mình, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tránh tình trạng chung chung rồi lại “hòa cả làng”. Với tinh thần đó, năm 2018, Hà Nội sẽ lấy sự hài lòng của người dân và sự phát triển của doanh nghiệp (DN) làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

Ngay sau khi chủ đề năm 2018 được Thành phố thông qua, nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã chủ động thực hiện với nhiều giải pháp cụ thể. Đối với quận Bắc Từ Liêm, theo ông Đỗ Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho rằng, cùng với việc nâng cao chức năng quản lý trên mọi lĩnh vực, cải thiện môi trường đầu tư cho DN, quận sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát lãnh đạo UBND các phường và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn.

“Đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức không hoàn thành chức trách được giao. Chúng tôi cũng mạnh dạn đề nghị thành phố cho phép luân chuyển, biệt phái cán bộ để đào tạo chuyên môn tốt hơn, nâng cao chất lượng cán bộ”, ông Tuấn khẳng định.

Còn theo Bí thư Quận ủy Long Biên Đỗ Mạnh Hải, để thực hiện thành công chủ đề của năm 2018 thì cần tinh giản bộ máy. Do đó, phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tăng năng suất làm việc, đảm bảo tính kịp thời mọi lúc, mọi nơi, tính chủ động về thời gian, không gian và đặc biệt là công khai, minh bạch, yếu tố rất quan trọng trong kiểm soát và đánh giá cán bộ. Việc đánh giá đúng cán bộ, công chức sẽ tạo động lực làm việc, nâng cao tính tự giác, tính chuyên nghiệp ở mức độ cao nhất của mỗi cán bộ, công chức.

Quyết tâm của cả hệ thống chính trị Thành phố đã nhận được sự đồng thuận của người dân và cộng đồng DN. Ông Dương Văn Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt 10/10 cho rằng, năm 2017, Nhà nước, TP. Hà Nội đã tập trung tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách cho DN, giúp DN “dễ thở” hơn. Ông Bình mong rằng trong năm 2018, việc tạo thuận lợi cho DN cần đẩy mạnh hơn nữa. Điều này trước hết tùy thuộc vào những cán bộ công chức thừa hành các cơ chế chính sách. Có người vận dụng chính sách tạo thuận lợi cho DN, nhưng có người vận dụng cứng nhắc, nên những cơ chế chính sách cần được quán triệt trên một bộ tiêu chuẩn chung, để được thực thi hiệu quả.

Xây dựng chính quyền đô thị- Xu thế phát triển tất yếu

Thực tế hiện nay, tại Hà Nội cũng như một số thành phố lớn, điều dễ nhận thấy là bộ máy quản lý đô thị hiện nay vẫn có những bất cập. Vì vậy, xây dựng chính quyền đô thị cũng là một trong những giải pháp quan trọng để Hà Nội thực hiện có hiệu quả chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”của năm 2018.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, việc xây dựng chính quyền đô thị là để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý hành chính nhà nước, đơn giản hóa hơn về tổ chức chính quyền, giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời hơn mà vẫn bảo đảm đại diện cho quyền, nghĩa vụ của người dân, từ đó sẽ nâng cao chất lượng sống của người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Bộ Chính trị đồng ý cho Hà Nội xây dựng thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị là hướng mở để phát triển đô thị. Vấn đề hiện nay là lựa chọn mô hình nào, cần triển khai ra sao để có một chính quyền đô thị phù hợp với Hà Nội, hướng tới cải cách toàn diện các lĩnh vực, nhưng ưu tiên đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và tăng cường tự quản cho địa phương.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam về cơ bản giống nhau, đều tổ chức 3 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) và vẫn dựa trên cách thức quản lý của chính quyền nông thôn. Trên thế giới, mô hình chính quyền đô thị đã được nhiều nước xây dựng theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng, nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh nhạy trong công tác quản lý. Điều này là rất cần thiết với Thủ đô Hà Nội.

Sẽ có nhiều việc để triển khai, và cũng sẽ có nhiều cơ hội, thách thức đối với Hà Nội trong việc thí điểm xây dựng Đề án tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Song, đây cũng chính là một trong những giải pháp tích cực, triển vọng, khả thi để Hà Nội thực hiện thành công chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” trong năm 2018. Và thước đo của sự thành công sẽ phụ thuộc vào mức độ hài lòng của người dân cùng sự phát triển của doanh nghiệp trong xu thế phát triển, hội nhập hiện nay.

HOÀNG THANH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.