Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Nan giải nước sinh hoạt

PV - 14:14, 09/04/2018

Tây Nam bộ đang bước vào giai đoạn giữa mùa khô.

Đối với tỉnh giáp biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, điều kiện kinh tế khó khăn, thì việc thiếu nước sinh hoạt như tỉnh Cà Mau là điều không xa lạ, người dân phải chấp nhận đi chở nước từ nơi khác về sử dụng hoặc đổi (mua) nước với giá cao.

Bà Nguyễn Thị Có, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển chia sẻ: Kinh tế gia đình khó khăn không có điều kiện khoan giếng, gia đình đành chấp nhận mua nước sử dụng. “Cũng phải tằn tiện lắm, nhiều lúc không đủ nước dùng còn phải nhờ vả bà con xung quanh”.

Ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh vào mùa khô, chính quyền địa phương phải đóng tất cả đập trên sông nhằm trữ nước để tưới tiêu và phục vụ công tác phòng, chống cháy rừng. Tuy nhiên, do nguồn nước không lưu thông bị phèn làm cho sinh vật sống ven sông chết, nên nước có màu đen và mùi rất hôi. Hiện có vài trăm hộ sống không tập trung trên địa bàn, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt.

Theo ông Nguyễn Thành Khẩn, Chủ tịch UBND xã, để giải quyết tình trạng này, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau cũng đã khảo sát, khoan các giếng nước rồi dẫn nước xuống bờ sông để người dân xung quanh đến lấy nước về sử dụng. Công trình này đã giao cho địa phương quản lý. Xã cũng đã họp dân thông tin, bàn bạc về việc thu một khoản tiền nước phù hợp để nguồn chi phí, vận hành và phí cho người quản lý. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì sử dụng nguồn nước này sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm và sụt lún nền đất trong tương lai. Thời gian qua, xã tuyên truyền vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và phù hợp.

Người dân nông thôn hầu hết sử dụng giếng nước khoan. Người dân nông thôn hầu hết sử dụng giếng nước khoan.

 

Theo báo cáo của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện việc cấp nước cho cư dân vùng nông thôn 100% sử dụng nguồn nước ngầm, trong đó, cấp nước tập trung chiếm khoảng 15%, có đến trên 70% người dân sử dụng nước qua giếng khoan riêng lẻ của hộ gia đình. Như vậy, trong mùa khô, người dân nông thôn một số vùng rất khó khăn về nguồn nước, có một số nơi nguồn nước ngầm khoan không có, nước mặt cũng không sử dụng được do nhiễm mặn, tập trung ở một số xã của các huyện Năm Căn, U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình, Đầm Dơi.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Giám đốc Trung tâm tỉnh Cà Mau, cho biết: Tỷ lệ sử dụng nước sạch trong toàn tỉnh hiện chỉ đạt hơn 44%. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh khoảng 21.000 hộ dân ở vùng nông thôn chưa chủ động nguồn nước sinh hoạt trong mùa khô. Giải pháp để cấp nước cho các hộ này là rất khó khăn, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.

Theo dữ liệu quản lý của Trung tâm, mực nước ngầm những năm gần đây sụt giảm đáng kể, những giếng người dân tự khoan ở tầng thấp hầu như không tới nguồn nước. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện còn hơn 150 trạm cấp nước được đầu tư từ những năm 2000, với quy mô và công suất nhỏ, công nghệ đơn giản, đã xuống cấp, hư hỏng và khai thác không hiệu quả. Các công trình này đang cung cấp nước cho khoảng 2.000 hộ dân.

Hiện Trung tâm đang có kế hoạch đấu nối một số trạm liền kề nhau, đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một công trình có quy mô lớn để hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, kêu gọi xã hội hóa để đầu tư xây dựng một số công trình thay thế những trạm cấp nước hư hỏng. “Trung tâm cũng thường xuyên khuyến cáo người dân có thể làm những bể chứa, đồ nhựa dự trữ nước mưa để sử dụng, nếu hộ đặc biệt khó khăn thì Nhà nước hỗ trợ”.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.